Bệnh tan máu bẩm sinh - Quả "bom nguyên tử" đã nổ

Bệnh tan máu bẩm sinh đang gây ra mối nguy hại trực tiếp đến giống nòi Việt Nam

Việt Nam có hơn 10 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Gen bệnh tan máu bẩm sinh tập trung nhiều ở các dân tộc miền núi

Bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Lần đầu tiên ghép tế bào gốc chữa tan máu bẩm sinh

Theo GS.TS Nguyễn Anh Trí, tan máu bẩm sinh đang là căn bệnh di truyền qua gene làm hồng cầu vỡ khiến người bệnh liên tục bị thiếu máu. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Nếu hai người bị bệnh mức độ nhẹ kết hôn với nhau khi sinh con có 25% khả năng con bị bệnh thalassemia mức độ nặng; 50% khả năng con bị mức độ nhẹ hoặc là người mang gene và 25% khả năng con bình thường.

Đáng báo động hơn, tại Việt Nam, hiện có khoảng 10 triệu người mang gene bệnh thalassemia, hơn 20.000 người bệnh đang cần điều trị, đặc biệt là mỗi năm nước ta có thêm khoảng 2.000 trẻ em sinh ra bị bệnh này. Bệnh tan máu bẩm sinh đang gây ra những mối nguy hại ảnh hưởng trực tiếp đến giống nòi và chất lượng dân số Việt Nam.

Do biểu hiện của bệnh là thiếu máu và việc điều trị chủ yếu là truyền máu nên nhiều gia đình và bản thân người bệnh chủ quan, cứ truyền máu xong là về. Trong khi đó, bên cạnh truyền máu, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tình trạng thải sắt trong cơ thể. Bởi sau khi truyền 10 - 20 đơn vị máu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng thừa sắt. Khi lượng sắt trong cơ thể quá tải, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nội tiết, tổn thương gan, biến chứng xương, biến chứng tim mạchtuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh thấp.

Hiện nay, căn bệnh này có thể phòng tránh được, thậm chí còn chữa được và không lây truyền. Do vậy, điều trị đầy đủ, đúng quy trình sẽ giúp người bệnh có cơ hội bảo đảm sức khỏe, cuộc sống như người khỏe mạnh.

Trần Ngọc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn