BS Ngọc Minh đang kiểm tra khuỷu tay gãy của bé A. (ảnh lớn) và kết quả chụp X-quang ghi nhận bé A. bị gãy vùng khuỷu tay trái (ảnh nhỏ). Ảnh: TRẦN NGỌC
Làm kem sầu riêng ngọt mát cho ngày Hè
Giảm cân nhờ thực phẩm thật, tại sao không?
Những tuyệt chiêu làm đẹp da với bột gỗ đàn hương đỏ
Củ cải đỏ tốt như thế nào với bệnh nhân đái tháo đường?
“Trẻ 5 - 10 tuổi rất hiếu động, thích chạy nhảy nên dễ té và thường bị gãy khuỷu tay. Khi trẻ té phải đưa vào bệnh viện (BV) để bác sỹ (BS) khám và điều trị ngay, tránh tay bị biến dạng”. TS-BS Phan Đức Minh Mẫn, Trưởng khoa Nhi BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM, đưa ra lời khuyên trên trong ca trực cấp cứu tối 1/5.
Nhiều trẻ bị gãy tay
Có mặt tại khoa Cấp cứu BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM tối 1/5, PV ghi nhận nhiều trẻ bị gãy khuỷu tay. Cháu NVBA (năm tuổi, ở Tiền Giang) được đưa vào khoa Cấp cứu trong tình trạng tay trái sưng vù, nước mắt đầm đìa vì đau nhức. “Cháu đùa giỡn với bạn và nhảy lưng tưng trên nệm. Do nhảy quá cao nên cháu hụt chân té và chống hai tay. Nghe cháu khóc, lại thấy khuỷu tay trái có biểu hiện sưng to nên vợ chồng tôi vội đưa đi BV” - mẹ cháu A. nói.
“Cách đây một năm, khuỷu tay phải của A. cũng bị gãy do té trong lúc tắm mưa. Cháu được phẫu thuật chỉnh hình, đến nay vết mổ vẫn còn” - mẹ A. vừa nói vừa chỉ vết sẹo trên tay cháu. Sau khi chụp X-quang, BS Ngọc Minh (trực cấp cứu) cho biết cháu A. bị gãy vùng khuỷu tay trái, phải mổ cấp cứu trong ngày.
Chưa đầy 10 phút sau, bé TĐ (sáu tuổi, ở Bình Phước) được cha mẹ đưa vô khoa Cấp cứu cũng trong tình trạng tay phải sưng vù, bầm tím vùng khuỷu. “Cháu chơi trò rượt đuổi với bạn cùng xóm, chẳng may vấp ngã và chống hai tay xuống đất. Cháu lồm cồm ngồi dậy và khóc thét, tay trái ôm khuỷu tay phải. Biết cháu bị gãy tay, vợ chồng tôi lật đật đón xe đưa vô BV” - cha cháu Đ. nói. Kết quả chụp X-quang ghi nhận cháu Đ. cũng bị gãy khuỷu tay phải và buộc phải mổ cấp cứu.
“Khi trẻ té thì xác suất gãy vùng khuỷu tay rất cao. Do vậy nên đưa trẻ đến ngay BV để được nắn, bó bột và tiến hành phẫu thuật cấp cứu” - TS-BS Phan Đức Minh Mẫn lưu ý.
Theo ông Mẫn, khi vùng khuỷu tay của trẻ bị gãy thì vùng xương gãy sẽ hoại tử, vùng sụn tăng trưởng hư hao. Tuy nhiên, do xương của trẻ phát triển mạnh nên vùng sụn tăng trưởng phía ngoài vẫn phát triển và đẩy khuỷu vẹo vào trong. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tay cán vá. “Đây được xem là biến dạng về trục chi” - ông Mẫn giải thích.
“Biến dạng về trục chi khiến chức năng hoạt động của khớp khuỷu tay bị giảm tùy mức độ nặng nhẹ. Trẻ sẽ bị hạn chế khả năng khiêng vác vật nặng và sức kéo. Chưa hết, vùng xương khuỷu tay bị gãy sẽ không lành nên dễ có nguy cơ nhiễm trùng, gây nên tình trạng co rút cẳng tay, ngón tay” - ông Mẫn nói.
Tuyệt đối không bó thuốc Nam
Trẻ bị gãy vùng khuỷu tay rất nguy hiểm nhưng vẫn có không ít cha mẹ thiếu quan tâm. Nhiều phụ huynh khi thấy khuỷu tay trẻ sưng vù sau té lại cho rằng bị bong gân nên tìm đến những người bó thuốc Nam. Do chữa trị không đúng cách nên đã để lại nhiều di chứng xấu cho trẻ.
Điều đáng quan tâm, khoa Nhi BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM hiện điều trị không ít trẻ bị biến dạng về trục chi do gãy vùng khuỷu tay. Một khi đã để lại di chứng thì trẻ khó có khả năng phục hồi hoàn toàn chức năng khuỷu tay sau khi phẫu thuật.
Bình luận của bạn