Chất lượng không khí Hà Nội ở dưới mức trung bình

Chỉ số không khí tại Hà Nội (ảnh chụp lúc 8h30 ngày 27/11/2020)

Chất lượng không khí kém: 6 cách đơn giản làm sạch, giải độc phổi

Nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong mùa Đông?

Viêm phổi mạn tính ở người cao tuổi

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng cao khi trời trở lạnh

Đến 8h30 sáng nay, chỉ số không khí AQI trên địa bàn Hà Nội cho thấy chất lượng không khí có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của nhóm nhạy cảm (người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch). Tại các điểm quan trắc trên các phố có mật độ giao thông lớn, chỉ số AQI chạm ngưỡng kém: Minh Khai là 117, Hàng Đậu là 103, Phạm Văn Đồng là 103. Riêng trạm quan trắc Chi cục bảo vệ môi trường (Cầu Giấy) cho chỉ số AQI là 125. Nhóm người nhạy cảm ở khu vực này nên hạn chế hoạt động ngoài trời.

Ảnh hưởng của khối không khí lạnh cường độ yếu khiến thời tiết thủ đô những ngày qua có nắng ấm và độ ẩm không quá 70%. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, trời nhiều mây làm bụi mịn không khuếch tán được mà đọng lại sát mặt đất khiến không khí bị ô nhiễm. So với hôm qua (26/11), nồng độ bụi mịn PM2.5 sáng nay tăng cao bất thường. Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời.

Chỉ số nồng độ bụi mịn PM2.5 (cập nhật lúc 8h sáng 27/11)

Nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, người dân cần hạn chế đốt rác, giảm thiểu đun nấu bằng than tổ ong. Đặc biệt, đang vào vụ thu hoạch lúa tại các khu vực ngoại thành, người dân cần tuyệt đối không đốt rơm rạ.

Người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố công khai của cơ quan Nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Để cập nhật thông tin chất lượng không khí của Hà Nội, vui lòng tham khảo https://moitruongthudo.vn/thong-tin

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn