Người bệnh nặng có thể gặp các vấn đề tâm lý - tâm thần trong quá trình chữa trị
Thầy giáo 8X tâm huyết với chuyên khoa tâm thần
Con người dễ mắc bệnh tâm thần vì biến đổi khí hậu
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt – Vì đâu nên nỗi?
Nhiều bà mẹ mắc chứng nghiện xem camera nhà trẻ
Một cơn đột quỵ, một tai nạn nghiêm trọng khiến một số chức năng của cơ thể không còn nguyên vẹn, phải nằm viện dài ngày… Qua cơn nguy biến, người nhà bỗng phát hiện bệnh nhân trở nên “trái tính trái nết” khiến cuộc sống gia đình tiếp tục đảo lộn.
Những cơn ghen kỳ lạ
Đang là một doanh nhân thành đạt, giữ chức trưởng phòng của một công ty lớn, anh Nguyễn Mạnh H.A (38 tuổi; ngụ quận 7, TP HCM) đột ngột gặp một tai nạn và bị chấn thương sọ não, phải tập phục hồi chức năng gần 1 năm trời.
Trong 1 năm đó, vợ anh rất khổ sở vì người chồng vốn hiền lành bỗng trở nên vô cùng thô lỗ, hay nghi hoặc, ghen tuông vô cớ. Khi đã trở lại được với công việc và cuộc sống thường nhật thì tình hình còn tệ hơn, các cơn ghen của người chồng tăng cường độ với những lần đập phá đồ đạc và đánh cả vợ.
Không chịu nổi nữa, trong một lần anh “lên cơn”, chị đã cùng mấy người anh chồng khống chế anh rồi đưa đến Bệnh viện (BV) Tâm thần TP HCM. Chẩn đoán của bác sĩ (BS) cho thấy anh bị hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng bị hại khá nặng nề mà căn nguyên có thể đến từ tai nạn kinh hoàng kia và 1 năm vất vả trong BV.
BS Lâm Hiếu Minh, Trưởng Khoa Sức khỏe tâm trí BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết việc phải trải qua một quãng thời gian nằm viện lâu dài và đau đớn có thể dẫn đến những thay đổi rất lớn trong cơ thể người bệnh, bao gồm cả sức khỏe tâm thần.
Những mất mát do tai nạn, bệnh lý đó gây ra; những cơn đau do các thủ thuật y khoa… đều có thể trở thành nỗi ám ảnh nặng nề đối với người bệnh. Đó có thể là những rối loạn cơ thể, ví dụ như đau đớn, mất ngủ triền miên, dần dần thành rối loạn giấc ngủ, rồi phát sinh những cảm xúc tiêu cực, trạng thái trầm cảm. Cảm giác buồn chán, mệt mỏi vì phải nằm viện dẫn đến các rối loạn cảm xúc và hành vi.
Ngoài ra, một số trường hợp tổn thương não trở thành nguyên nhân trực tiếp của sự thay đổi tính tình bởi vùng liên quan đến điều chỉnh cảm xúc và hành vi bị ảnh hưởng.
“Khi gặp những vấn đề kể trên, cần nhất là sự thông cảm, kiên nhẫn của người nhà. Nên đưa người bệnh đến BS chuyên khoa để được hỗ trợ. Đó có thể là đơn vị tâm lý - tâm thần trong chính BV họ đã điều trị hay các phòng khám, BV chuyên khoa” - BS Minh khuyên.
Áp lực học tập đe dọa trẻ em
ThS-BS Phạm Minh Triết, Trưởng Khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho biết ông từng gặp khá nhiều em sau quãng thời gian dài nằm viện đã gặp phải các vấn đề về tâm lý, khó hòa nhập trở lại với cộng đồng và thường có biểu hiện rõ là học hành sa sút. Các vấn đề tâm lý này có thể do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, việc nằm viện lâu dài khiến trẻ lỡ mất một số bài học và việc cố “chạy đua” để bắt kịp bạn bè trở thành một áp lực rất lớn đối với trẻ khi đi học trở lại. Thứ hai, những mệt mỏi, đau đớn do bệnh tật mà trẻ chịu đựng khiến tâm lý trẻ không ổn định với ít nhiều sợ hãi.
Những điều kể trên có thể khiến trẻ gặp các vấn đề như rối loạn thích ứng, rối loạn lo âu, thậm chí trầm cảm, có thể kéo dài 2-4 tuần sau khi xuất viện. “Nếu sau 4 tuần mà trẻ vẫn không hòa nhập được với môi trường cũ, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp BS tâm lý để kiểm tra” - BS Triết khuyến cáo.
BS Triết cũng phân tích các triệu chứng stress mà trẻ gặp phải có thể chỉ là phản ứng stress cấp, xuất hiện dưới 4 tuần kể từ khi trở lại môi trường cũ. Ngược lại, nếu sau 4 tuần, trẻ mới có những biểu hiện bất thường về tâm lý, đó có thể là dấu hiệu của “rối loạn stress sau sang chấn”, rất cần sự can thiệp sớm của BS chuyên khoa.
Người nhà cũng “có vấn đề”!
Theo BS Lâm Hiếu Minh, trong một số trường hợp, thân nhân cũng trở nên “có vấn đề” chứ không riêng gì người bệnh bởi sự căng thẳng, mệt mỏi, cuộc sống xáo trộn kéo dài… đã ít nhiều ảnh hưởng đến họ. Thậm chí, có những trường hợp stress nặng, thân nhân người bệnh cũng phải đối diện với các rối loạn tâm thần. Họ cũng cần được thăm khám bởi BS chuyên khoa.
“Vì vậy, khi hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân, chúng tôi thường mời cả người nhà. Và trong rất nhiều trường hợp, chúng tôi đã phải hỗ trợ tâm lý luôn cho người nhà” - BS Minh cho biết.
Bình luận của bạn