TP.HCM đã có 3 ca tử vong do sốt xuất huyết

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM vào mưa, số bệnh nhân có nguy cơ mắc sốt xuất huyết tăng cao. Ảnh: Khánh Trung.

Sốt xuất huyết có được tắm, gội đầu không?

Tự ý điều trị sốt xuất huyết, dễ tử vong

PTT Vũ Đức Đam trực tiếp chỉ đạo chống dịch sốt xuất huyết tại Tây Nguyên

Tây Nguyên “nghẹt thở” vì dịch bệnh sốt xuất huyết

Ngày 11/8, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM xác nhận, một phụ nữ trên địa bàn thành phố mới đây đã tử vong do sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong từ đầu năm 2016 đến nay là 3 ca.

Thêm một ca tử vong do sốt xuất huyết

Trước đó, nữ bệnh nhân (43 tuổi, ở huyện Hóc Môn) có biểu hiện sốt cao nên được gia đình đưa tới một phòng khám tư nhân chích thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có biểu hiện sốt cao hơn 40 độ C nên người nhà đưa lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn điều trị.

Bệnh viện chuẩn đoán bà G bị sốt xuất huyết nên tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM điều trị khẩn cấp. Tuy nhiên, đến ngày 8/8, bệnh nhân đã tử vong do suy tạng quá nặng.

Như vậy, đây là trường hợp tử vong thứ 3 do bệnh sốt xuất huyết tính từ đầu năm 2016 đến nay trên địa bàn TP.HCM. Nếu so sánh với cả năm 2015 thì hơn 1 trường hợp.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đã phối hợp với Y tế quận Hóc Môn tiến hành phun thuốc diệt muỗi, làm vệ sinh môi trường và tuyên truyền đến người nhà bệnh nhân vừa tử vong và các hộ dân sinh sống xung quanh chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

TP.HCM xuất hiện nhiều vùng nguy cơ phát dịch sốt xuất huyết

Hiện tại, trên địa bàn TP.HCM có số ca bệnh sốt xuất huyết cao là: Hóc Môn, Tân Bình, Phú Nhuận, Củ Chi, Thủ Đức…

Riêng trong tháng 7, số ca mắc sốt xuất huyết nhập viện tại địa bàn TP bình quân mỗi tuần 200 ca. So sánh cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết của tháng 7 đã bắt đầu tăng lên so với 2 tháng trước đó.

Cụ thể, trong tháng 7, số ca mắc bệnh nhập viện là 875 ca, trong khi đó tháng 5 và tháng 6 lần lượt là 616 và 527. Đến thời điểm này thành phố cũng đã có 1 trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết. Các dấu hiệu lo ngại về dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vào mùa mưa này.

Điều đáng nói, mới đây qua giám sát 10.979 điểm nguy cơ sốt xuất huyết ngoài cộng đồng thì phát hiện có đến 3.440 điểm nguy cơ có lăng quăng, chiếm 31%. Ngoài ra, thành phố còn phát hiện thêm 723 điểm nguy cơ mới phát sinh. Tập trung tại các khu vực: huyện Bình Chánh, Hóc Môn và quận Thủ Đức.Trong đó, ở Bình Chánh qua kiểm tra 108 khu phố, đã phát hiện có đến 106 khu phố, ấp có nguy cơ cao về sốt xuất huyết.

Một trong nguyên nhân chính được nghĩ tới là do Bình Chánh là khu vực có nhiều khu dân cư xen cài với những khoảng đất trống, nhất là các địa bàn xã Vĩnh Lộc A và xã Vĩnh Lộc B. Chính những khoảng đất trống này khi mưa xuống gây nước đọng, làm phát sinh lăng quăng, muỗi nhưng không biết xử phạt hay xử lý ai. Dân cư ở đây vẫn còn thói quen trữ nước trong các chum, vại, mặc dù cũng súc rửa nhưng sau đó lại trữ nước.

Trong khi đó, địa bàn quận Thủ Đức có 76% ấp và khu phố có nguy cơ; còn địa bàn huyện Hóc Môn cũng có đến 53% ấp và khu phố có nguy cơ về sốt xuất huyết.

Bác sỹ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM đề nghị 8 quận - huyện trọng điểm về nguy cơ sốt xuất huyết (gồm các quận 8, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Thủ Đức, Gò Vấp và các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn) từ nay đến cuối năm phải hoàn tất việc điều tra vùng nguy cơ mắc bệnh. Riêng 16 quận - huyện còn lại phải có ít nhất 30% phường - xã xác định được vùng nguy cơ; Các phường/xã còn lại phải giám sát được các điểm nguy cơ.

Riêng địa bàn huyện Bình Chánh được xác định là nơi có đến 98% ấp - khu phố có vùng nguy cơ sốt xuất huyết , lãnh đạo Trung tâm Y tế Dự phòng huyện này cho hay, trước mắt ngay trong tháng 8, địa phương sẽ thực hiện nhanh chóng và chủ động nhiều giải pháp đồng bộ để phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin