Dễ nhầm sốt xuất huyết với sốt phát ban và sốt siêu vi

Sốt xuất huyết thường có biểu hiện tương tự các bệnh khác

Sốt xuất huyết bùng phát, TP.HCM kêu gọi toàn dân chống dịch

Nhận diện loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Mỗi năm có khoảng 390 triệu người mắc sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết giảm chậm, tay chân miệng vào mùa

Triệu chứng bệnh

SXH gồm 2 triệu chứng chính là sốt và xuất huyết. Biểu hiện sốt của bệnh SXH thường khiến người bệnh nhầm lẫn với sốt siêu vi còn biểu hiện xuất huyết thì khiến người bệnh nhầm lần với sốt phát ban.

Biểu hiện của SXH là sốt cao 39 – 40 độ C, bệnh kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Khi bị SXH, người bệnh bị đau nhức hai bên thái dương và sau gáy, đau nhức hai bên hốc mắt. Bên cạnh đó, người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng… đó người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng. Ngoài ra, có thể nhận biết bệnh nhân bị SXH bằng việc quan sát hiện tượng xuất huyết dưới da, người bệnh có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, kinh nguyệt sớm hơn bình thường… 

Trong khi đó biểu hiện của sốt siêu vi là sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ cao từ 38 – 39 độ C, thậm chí có lúc là 40 – 41 độ C. Người bị sốt siêu vi thường chảy nước mũi, hắt hơi, viêm đường hô hấp. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, mắt đỏ, chảy nước mắt…

SXH có biểu hiện tương tự như sốt phát ban vì có những ban xuất hiện trên da. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt hai bệnh này bằng cách dùng tay căng da chỗ có ban đỏ, nếu ban đỏ mất đi là sốt phát ban, còn khi căng da mà vẫn thấy chấm li ti thì đó là SXH.

Nguyên nhân gây bệnh

Sốt siêu vi là trường hợp sốt do nhiễm các siêu vi trùng (virus) khác nhau. Sốt siêu vi thường không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.

Nguyên nhân gây bệnh SXH là do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti. Trong cuộc đời mỗi người, có thể bị 4 lần SXH do có 4 chủng virus gây bệnh.

Sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus, trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số, bao gồm: Virus sởi, virus gây bệnh rubella, adeno virus, nhóm entervirus… Đây chính là lý do trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần trong đời.

Cách chăm sóc 

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị SSV. Khi mắc SSV, bệnh nhân sẽ được hạ sốt, khi cơ thể bị mất nước do sốt cao thì cần phải uống nhiều nước để bù mất nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hdrit. Sốt siêu vi dễ gây thành dịch nên khi bị sốt cần tránh chỗ đông người.

Trong trường hợp bị SXH, khi người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C, cần dùng thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc. Không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin… vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Người bệnh không tự ý truyền dịch, nếu sốt cao không đỡ thì cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Với bệnh nhân sốt phát ban, khi phát hiện mắc bệnh cần được cách ly và chăm sóc cẩn thận. Bệnh nhân có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước (tốt nhất là nên uống dung dịch oresol) và uống thêm nước ép hoa quả. 

Phòng bệnh như thế nào?

Một số loại sốt phát ban như sốt phát ban do sởi, sốt phát ban do rubella… có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Vaccine phòng sởi có thể được tiêm phòng khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bệnh rubella, quai bị và sởi có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm hai liều vaccine MMR (3 trong 1), liều thứ nhất khi trẻ được 12 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 - 6 tuổi.

Hiện SXH chưa có vaccine phòng bệnh vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi bằng xách đậy kín tất cả các dụng chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể nước, giếng, chum, vại...) để diệt loăng quăng, bọ gậy... Để tránh muỗi đốt cần mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn kể cả ban ngày...

Phòng bệnh sốt siêu vi rất khó, các biện pháp phòng bệnh thường được khuyến cáo là tăng cường hệ miễn dịch, đảm bảo dinh dưỡng tốt. Khi trong môi trường làm việc hoặc khu dân cư có người bị bệnh thì cần nhanh chóng cách ly, hạn chế tiếp xúc... để tránh nguy cơ lây bệnh.

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm