Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có thích hợp đào tạo y dược?
Mỹ hợp tác đào tạo y khoa liên tục cho Việt Nam
Dừng mở ngành đào tạo Y, Dược tại trường không chuyên
Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ: "Mở ngành Y Dược không vì lợi nhuận"
600.000 bác sỹ yêu cầu chấm dứt bạo lực với ngành y tế
Thời gian gần đây, dư luận nổi sóng về một số sư thầy đang quy y cửa Phật. Nhiều thầy đã được ban pháp danh bắt đầu bằng họ của Đức Thế Tôn (Sàkya – Thích Ca). Theo quan niệm của Phật giáo, chữ “Thích” có nghĩa tiêu tan hết những nỗi sân hận trong lòng, không còn vướng vấp một chút ân hận, não phiền gì nữa. Vậy mà vẫn có những sư thầy Thích… vẫn còn vấn vương bụi trần.
Trong khi đó, bố mẹ đặt tên cho 2 nàng là Hiền Thục và Nết Na với những ước vọng của đấng sinh thành - người đặt tên gửi gắm vào những cái tên nào đó. Đấy là những đức tính mà chúng ta vẫn quan niệm là chuẩn khiến người phụ nữ hoàn hảo trong mắt của nhiều đàn ông và xã hội. Một cô gái hiền thục, nết na thì chắc chắn nhận được nhiều thiện cảm của mọi người (lưu ý là chưa chắc tất cả mọi người).
Nhưng trong cuộc sống hiện đại, các nàng chẳng hiền thục, nết na na… như cái tên của 2 nàng. Ấy thế mà nhiều người lại khen. Người ta thích vì 2 nàng hợp thời, sành điệu, năng động và phá cách rất… phong cách.
Chiếc áo chẳng làm nên thầy tu cũng như cái tên không thể giúp chúng ta hiểu về một con người. Hiểu rộng ra, một cái tên của một tổ chức cũng chưa chắc đã phản ánh hết về tổ chức đó.
Mới đây, câu chuyện trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép đào tạo ngành y, dược đã khiến dư luận nổi sóng. Nhiều ý kiến cho rằng, trường kinh doanh và công nghệ thì nên đào tạo về kinh doanh và công nghệ chứ sao lại đi đào tạo y, dược? Dư luận lo ngại về chất lượng đào tạo và “sốt vó” hơn vì đây có thể trở thành tiền lệ để nhiều trường khác ồ ạt mở ngành y, dược theo xu thế “hot” hiện nay. Đấy là câu chuyện từng xảy ra với ngành ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin, báo chí… để rồi nhiều cử nhân, thậm chí là thạc sỹ đang ngồi chơi xơi nước hoặc làm trái ngành nghề được đào tạo vì số lượng thì nhan nhản mà chất lượng thì (có một số) hạn chế. Tôi cho rằng, những lo lắng ấy là hợp lý.
Nhưng có nên vì cái tên “Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội” mà nghĩ phiến diện rằng họ không đào tạo tốt ngành y, dược? Tôi thì không nghĩ như thế. Tôi cho rằng tên trường không quan trọng mà những thầy, cô sẽ giảng dạy ở ngành học đó và những gì trường chuẩn bị (cơ sở vật chất, giáo trình, phương pháp đào tạo…) mới là yếu tố quyết định.
Ở vế thứ nhất, tôi có thể yên tâm nếu nhìn vào danh sách các thầy cô sẽ giảng dạy. Rất nhiều người mà Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dự kiến trong danh sách là những người thầy của những người thầy trong ngành y, dược. Còn ở về thứ 2, trường cũng đã chứng minh qua quá trình thẩm định của 2 Bộ Y tế và Giáo dục - Đào tạo (nếu kết quả thẩm định chất lượng).
“Kinh Công” mà dạy y, dược, mà cho “ra lò” y tá, bác sỹ, dược sỹ… thì có vấn đề gì không? Tôi ủng hộ quan điểm của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong văn bản chỉ đạo mới đây rằng, trường sẽ được tuyển sinh nếu “đáp ứng đầy đủ điều kiện”. Và để ngăn chặn khả năng mở ngành y, dược ồ ạt, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chuẩn hóa “tiêu chí, điều kiện mở ngành, tuyển sinh đào tạo Y khoa, Dược học phù hợp với đặc thù và đảm bảo yêu cầu chất lượng nhân lực ngành y tế”.
“Kinh Công” đào tạo y, dược. Sắp tới, có thể sẽ có những cái tên trường “nghe chẳng liên quan” lắm sẽ nối bước “Kinh Công”.
Nó cũng giống như câu chuyện nhiều năm trước, chúng ta đắn đo về những bệnh viện tư nhân, bệnh viện ngoài công lập rồi vài năm sau đó là đến lượt phòng khám gia đình. Đến giờ thì sao? Bệnh viện tư nhân, bệnh viện ngoài công lập, phòng khám gia đình đang phục vụ hàng triệu lượt bệnh nhân mỗi năm, góp phần giảm tải không nhỏ cho tuyến y tế công lập. Có rất nhiều trong số đó đã khẳng định được chất lượng và uy tín đối trong cộng đồng.
Mong rằng Kinh Công cũng sẽ khẳng định được chất lượng và uy tín đối trong cộng đồng như thế!
Bình luận của bạn