Có nhiều cách để đối phó để kiểm soát nỗi sợ và lo lắng khi uống thuốc
Nỗi sợ uống thuốc - vấn đề không nên chủ quan
Một số thuốc NSAIDs có thể làm gia tăng nguy cơ suy tim
Phá thai quá nhiều vì sợ thuốc tránh thai gây vô sinh
Lưu ý khi dùng một số thuốc giảm đau chữa nhức đầu
Rối loạn nhịp tim: Block nhánh phải có nguy hiểm không?
Nỗi sợ thuốc: Khi tâm lý cản trở điều trị
Chứng sợ thuốc Pharmacophobia được xếp vào nhóm rối loạn lo âu cụ thể (Specific Phobia) theo tiêu chí của DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, phiên bản thứ 5). Những đối tượng dễ mắc hội chứng Pharmacophobia là người có trải nghiệm tiêu cực với thuốc (dị ứng, phản ứng thuốc); Người mắc rối loạn lo âu hoặc chứng nghi bệnh; Người quá lo lắng về sức khỏe; Người lớn lên trong môi trường bài trừ thuốc Tây; Người bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch trên mạng xã hội; Người cao tuổi hoặc từng bị lạm dụng thuốc.
Theo nghiên cứu năm 2020 tại Croatia, người sợ thuốc thường không thích các dạng thuốc rắn (viên nén, viên bao) và các loại thuốc dùng qua đường cơ thể như thuốc đặt. Trong khi trẻ nhỏ hay được kê đơn siro, người lớn thường được kê đơn thuốc viên. Viên thuốc cứng thường gây khó chịu hoặc tạo ra cảm giác sợ bị nghẹn, làm người sợ thuốc bỏ liều hoặc không tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Ngoài ra, thuốc đặt (qua đường hậu môn hoặc âm đạo) cũng gây cảm giác khó chịu cho người mắc Pharmacophobia, đặc biệt nếu trước đó họ đã có trải nghiệm không tốt với loại thuốc này.
Vì vậy, để giúp người mắc chứng rối loạn lo âu cụ thể này vượt qua nỗi sợ, cần tác động đến cả nhận thức và cải thiện việc tiếp xúc với thuốc.
Phương pháp nào giúp người bệnh giảm lo âu khi uống thuốc

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ tiêu cực về thuốc, từ nỗi sợ nghẹn, sợ mùi vị, đến cảm giác lo lắng khi dùng thuốc
Trao đổi với Tạp chí Sức khỏe+, chuyên gia Chu Thị Thảo - Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam thông tin, liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh thích nghi dần với việc sử dụng thuốc. Nhà trị liệu sẽ giúp người bệnh nhận diện suy nghĩ tiêu cực về thuốc, từ đó thách thức niềm tin bằng cách phân tích bằng chứng khoa học về lợi ích/nguy cơ của thuốc.
Liệu pháp tâm lý này chủ yếu sử dụng lời nói, các kỹ thuật trị liệu mang tính chuyên môn đặc thù hoặc các công cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và người bệnh. Với ưu điểm là không dùng đến thuốc, phương pháp này an toàn và hữu ích với đối tượng mắc hội chứng Pharmacophobia.
Phương pháp hành vi như liệu pháp tiếp xúc dần cũng đem lại hiệu quả tốt với người mắc chứng sợ thuốc. Bệnh nhân được tiếp xúc từ từ với thuốc, bắt đầu từ việc nhìn thấy, cầm vỉ thuốc trong tay rồi thử đưa thuốc lại gần miệng trước khi dùng thuốc theo chỉ định. Mức độ tiếp xúc có thể tăng dần sang sử dụng viên thuốc giả (placebo) hoặc thuốc không có vị trước khi chuyển sang thuốc thật.
Những người mắc Pharmacophobia có biểu hiện rối loạn lo âu điển hình khi tiếp xúc với thuốc như như tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi, căng cơ… Kỹ thuật thư giãn giảm lo âu cấp tốc cũng có thể giúp bạn vượt qua sự căng thẳng này, ổn định tâm lý trước khi uống thuốc. Chuyên gia Chu Thị Thảo gợi ý biện pháp hít thở sâu 4-7-8 (hít vào 4 giây, nín thở 7 giây, thở ra 8 giây, lặp lại 3–5 lần trước khi uống thuốc), sử dụng hình ảnh hoặc âm nhạc dễ chịu.

Bác sĩ, dược sĩ nên giúp bệnh nhân hiểu rõ tầm quan trọng, tác dụng của thuốc trong điều trị
Nếu được bác sĩ cho phép, người mắc chứng sợ thuốc có thể trộn thuốc với thực phẩm mềm như sữa chua, sinh tố, kem… hoặc tìm các dạng thuốc thay thế (dạng lỏng, viên sủi, thuốc tiêm). Các chuyên gia y tế, bác sĩ, dược sĩ cũng nên giải thích cơ chế hoạt động, lợi ích và tác dụng phụ của thuốc một cách rõ ràng, giúp bệnh nhân tin tưởng vào việc dùng thuốc điều trị.
Người mắc chứng sợ thuốc cũng lo ngại bị bác sĩ chê trách, bị gia đình mắng mỏ. Người thân nên đồng hành trong quá trình uống thuốc, gửi các tin nhắn động viên để người bệnh cảm thấy an tâm hơn.
Ngoài xu hướng sử dụng liệu pháp tâm lý, trên thị trường còn có thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược, với công dụng hỗ trợ an thần, dành cho những trường hợp bị suy nhược thần kinh, lo lắng, căng thẳng, mất ngủ kéo dài. Cũng cần lưu ý, sản phẩm với hình thái dạng viên nén vẫn có thể kích thích nỗi sợ với một vài trường hợp người mắc chứng Pharmacophobia.
Như vậy, để vượt qua được nỗi sợ thuốc, người mắc hội chứng Pharmacophobia cần nhận diện và thách thức những nỗi sợ phi lý liên quan đến việc dùng thuốc; Học các chiến lược đối phó để kiểm soát nỗi sợ và lo lắng. Sau quá trình này người bệnh có thể dần làm quen bằng cách tiếp xúc từ từ với thuốc.
Bình luận của bạn