Căng thẳng kéo dài có thể tăng nguy cơ trầm cảm
Bạn có đang dùng dụng cụ vệ sinh bát đĩa đúng cách?
Thói quen nghe podcast khi đi ngủ có gây hại cho sức khỏe?
Hội chứng Down liên quan đến nguy cơ đột quỵ sớm khi về già
Chế biến thịt gà thế nào để giữ trọn dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe?
Tại sao phụ nữ thường xuyên cảm thấy căng thẳng?
Công việc áp lực, gia đình bộn bề, trách nhiệm chăm sóc con cái và người thân, cùng với những biến cố như mất mát, ly hôn hay khủng hoảng tài chính... là những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ thường xuyên căng thẳng. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm trạng như lo âu và trầm cảm nếu phải chịu đựng áp lực kéo dài mà không có biện pháp giải tỏa phù hợp.
Bên cạnh yếu tố xã hội, sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh và mãn kinh cũng khiến hệ thần kinh của phụ nữ nhạy cảm hơn với căng thẳng. Khi tình trạng này tiếp diễn lâu ngày, hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine bị suy giảm, làm gia tăng cảm giác buồn bã, mệt mỏi, cáu gắt...
Cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả

Phụ nữ hoàn toàn "làm chủ" được cuộc sống của mình
Sau đây là những cách để giải tỏa căng thẳng một cách hiệu quả:
- Luyện tập thể chất hằng ngày: Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga...sẽ kích thích não bộ sản sinh endorphin - hormone mang lại cảm giác tích cực.
- Ăn uống lành mạnh: Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, hạt óc chó. Hạn chế đường, chất béo bão hòa và caffein.
- Ngủ đủ giấc: Cố gắng ngủ đúng giờ, đủ 7–8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ là “liều thuốc tự nhiên” để phục hồi tinh thần.
- Thiền và hít thở sâu: Dành vài phút mỗi ngày để thư giãn bằng cách thiền, tập thở sâu hoặc yoga giúp giải tỏa căng thẳng.
- Viết nhật ký: Ghi lại cảm xúc, suy nghĩ hoặc điều bạn biết ơn mỗi ngày giúp làm dịu tâm trí và nhìn nhận mọi việc tích cực hơn.
- Làm điều mình yêu thích: Đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, nấu ăn, chăm cây, đan móc hay bất cứ hoạt động nào khiến bạn cảm thấy thư giãn.
- Giao tiếp với người thân và bạn bè: Đừng thu mình khi buồn. Một cuộc trò chuyện đơn giản có thể giúp bạn thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều.
- Học cách nói “không”: Đặt ranh giới và từ chối khéo léo là kỹ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần.
- Chia sẻ công việc: Đừng ôm đồm mọi việc. Hãy chủ động nhờ người thân hỗ trợ và phân chia nhiệm vụ trong gia đình.
- Tìm đến chuyên gia khi cần: Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài không cải thiện, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc các nhóm hỗ trợ cộng đồng.
Các bác sĩ nhấn mạnh: khi phụ nữ học cách ưu tiên cho bản thân, họ không chỉ phòng tránh được các vấn đề tâm lý mà còn trở nên bình tĩnh, mạnh mẽ và hạnh phúc hơn trong cuộc sống thường nhật.
Bình luận của bạn