Tinh bột gạo có thể làm giảm độc tính của vi khuẩn Vibrio cholerae
Bùng phát dịch bệnh giống dịch tả tại Philippines
Bộ Y tế lập 5 đoàn kiểm tra phòng chống dịch tay chân miệng
TP.HCM đối diện nguy cơ bùng phát dịch tả dịp Tết
TP.HCM: Trràn lan trứng gia cầm không kiểm dịch, tẩy hóa chất...
Đó là phát hiện mới của các nhà nghiên cứu tại EPFL, Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ, xuất phát từ thực tế dịch tả mới bùng phát tại Haiti. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases.
Phương pháp điều trị tả hiện nay chủ yếu là uống bù nước, trong đó bệnh nhân thường được cho uống nước pha với muối và đường. Cách này được chứng minh là vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, có những ý kiến lo ngại rằng dùng đường có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
Vi khuẩn tả nhìn dưới kính hiển vi
Bệnh tả (cholerae) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) gây ra, lan truyền qua đường tiêu hóa. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là tiêu chảy và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước - điện giải, trụy tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tả được xếp vào loại bệnh vô cùng nguy hiểm.
Tháng 8/2014, dịch tả đã "lăm le rình rập" TP.HCM với 2 ca tử vong vì tiêu chảy. Giám sát mẫu ốc bươu tại huyện Bình Chánh cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả - type gây dịch tả năm 2007.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định: “Dịch tiêu chảy tại TP.HCM diễn biến phức tạp, có thể tiếp tục gia tăng dù số ca mắc hiện nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái”.
- Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch;
- Vệ sinh thực phẩm: Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đó và lây bệnh;
- Sử dụng vaccine tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dự phòng.
Bình luận của bạn