Đồng tính - Bệnh lý hay khuynh hướng tình dục tự nhiên?

Đồng tính không phải là bệnh mà chỉ là một khuynh hướng tình dục tự nhiên

Đồng tính: Nỗi đau xưa và hạnh phúc hiện tại

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV ở những người đồng tính nam

Hoang mang không biết mình có đồng tính

Khoảnh khắc rơi lệ của cặp đôi đồng tính sinh con

Phát hiện thêm gene quy định đồng tính

Đồng tính không phải là bệnh

Tại Việt Nam chưa có một điều tra nhân khẩu nào về số lượng người đồng tính. Còn trên thế giới, các nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ người đồng tính chiếm khoảng 3 - 5% dân số. Hiện chúng ta có thể nhìn thấy nhiều người đồng tính thuộc giới trẻ. Đơn giản là với sự cởi mở của xã hội thì ngày càng có nhiều bạn trẻ đã dũng cảm công khai xu hướng tính dục của mình.

Nhiều năm qua, nghi vấn “đồng tính có phải là bệnh?” được nhiều nhà khoa học, tâm thần học nghiên cứu tìm tòi để tìm ra câu trả lời. Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association - APA), đồng tính không phải là bệnh.

Một nhà tâm thần học APA cho biết: “Khuynh hướng tình dục của con người là điều không thể lựa chọn, nó được hình thành có tính liên tục từ khi một cá nhân còn nhỏ cho đến tuổi đầu trưởng thành. Như thế, đồng tính nam hay nữ, lưỡng tính hay không đồng tính (dị tính) đều là những khuynh hướng bình thường và cần được tôn trọng như nhau”.

Một nghiên cứu vào tháng 6/2012 đã chỉ ra rằng, vùng đồ thị trên não của những người thuộc giới thứ 3 có sự khác biệt nhất định so với những người thuộc giới tính nam/nữ bình thường. Vì vậy, nguyên nhân sinh học có ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến đồng tính nên không thể sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý để tác động bên ngoài hiện tượng.

Việc bắt hoặc thuyết phục người đồng tính thay đổi là điều không thể bởi ngay chính bản thân họ cũng không biết vì sao mình lại như vậy. Đồng tính không phải là bệnh nên đương nhiên cũng không có ngyên nhân gây ra bệnh và cách chữa. Thay vì có tác dụng, với phương pháp trị liệu tâm lý, sẽ có một số người sẽ cảm thấy bị sức ép khi phải thay đổi, cố gắng làm cái điều mà mình không thể, không thích dẫn đến trạng thái bị stress, tuyệt vọng rồi tự tìm đến cái chết để giải thoát cho chính mình.

Trước những công bố khoa học về đồng tính, nhiều quốc gia trên thế giới đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ XX. Qua một thời gian dài tìm hiểu, các nhà nghiên cứu khẳng định, chỉ nên kết luận đồng tính luyến ái là một biểu hiện của xu hướng tình dục chứ không nên kết luận đó là sự biến thái, "bệnh hoạn" hay suy đồi giá trị đạo đức con người.

“Đám cưới” tập thể của các cặp đồng tính - một hoạt động nhân ngày Quốc tế chống kỳ thị với người đồng tính diễn ra vào tháng 5/2013 tại Hà Nội

Năm 1973, APA đã chính thức rút tên "bệnh đồng tính" ra khỏi danh mục các rối loạn tâm thần trong sổ tay chẩn đoán của họ. Hai năm sau đó, APA đưa ra văn bản hướng dẫn những điều căn bản mà các nhà tâm lý học cần làm để giúp đỡ các thân chủ đồng tính.

Việt Nam: Còn do suy nghĩ của mỗi người

Tại Việt Nam, đồng tính là tự nhiên hay bệnh lý vẫn còn vấp phải nhiều sự tranh luận, không thống nhất. Hơn một năm trước, trong buổi tư vấn dành cho học sinh trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), ThS. Nguyễn Thanh Mỹ - Giám đốc Công ty Ước mơ xanh có nói với các em học sinh rằng: “Trào lưu quan hệ đồng tính hiện nay đang phát triển, đấy là một căn bệnh”, hay “Đó là tâm bệnh chứ không phải là bệnh về mặt sinh lý, nên vẫn có thể chữa được nếu như muốn thoát khỏi”...

Để bảo vệ quan điểm của mình, ThS. Nguyễn Thanh Mỹ còn đưa ra nhiều lập luận: “Khi em kết hôn với một người nữ, sau này em có thể làm đám cưới rình rang và hạnh phúc trong ngày hôn lễ của mình hay không? Rồi sau này có thể nắm tay người yêu của mình mà đến với họ hàng một cách hãnh diện hay không? Rồi có hạnh phúc khi làm mẹ hay không?” và “Những người vấp vào con đường này là họ đã chọn một con đường giới hạn cho cuộc sống của mình. Một tương lai của mình không thể nào tự hào và kiêu hãnh được trước mặt người thân, trước mặt ba mẹ, trước mặt bạn bè”.

Chia sẻ của bà Mỹ đã được các em học sinh ghi âm lại và đăng lên YouTube khiến nó nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của cả cộng đồng mạng và được “phủ sóng” trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội.

Những ý kiến đại loại như: “Đồng ý với thạc sỹ, tôi cho rằng đồng tính là bệnh” xuất hiện liên tục trong mục bình luận. Bên cạnh đó nhiều bạn trẻ cũng vô cùng bức xúc và phẫn nộ với những lời lẽ được xem là kỳ thị, phân biệt đối với người đồng tính của bà Mỹ.

Trên một diễn đàn mạng, có người viết “ThS. Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng nhất của đời mình. Đồng tính không phải là bệnh. Thế mà cô khẳng định vậy, đi tuyên truyền, tư vấn thông tin lệch lạc như vậy thì để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ...”. Một cư dân mạng khác lên tiếng: "Cách suy nghĩ cũng như phát biểu của nữ thạc sỹ này thật sự quá cá nhân và thiếu khoa học. Dù rằng xã hội chưa có cái nhìn thoáng và cởi mở với vấn đề đồng tính thế nhưng việc coi đồng tình là "bệnh" thì quả thực là một điều sai lầm."

Chia sẻ của ThS. Nguyễn Thanh Mỹ lúc đấy gây "bão" cộng đồng mạng

Chuyên gia nói gì?

Thế là đồng tính là tự nhiên hay bệnh lý lại trở nên “nóng sốt” hơn bao giờ hết. BS. Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số khẳng định: “Đồng tính không phải là bệnh tâm thần. Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái chưa từng bao giờ bị đưa vào danh sách các bệnh tâm thần hay truyền nhiễm”.

Từ năm 1990, Tổ chức Y tế Thế giới đã loại đồng tính ra khỏi danh sách bệnh. Đã không phải là bệnh thì không thể chữa và không phải chữa. Trên thế giới, việc thừa nhận xu hướng tình dục đồng tính và bảo vệ quyền của họ đã trở thành xu thế thời đại khi ngày càng nhiều nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Điều đó có nghĩa thế giới đã thừa nhận đồng tính là một phần của xã hội.

Chung quan điểm với BS. Anh, nói về phát ngôn “đồng tính là bệnh” của ThS. Mỹ, bà Đinh Hồng Hạnh - đại diện Tổ chức Bảo vệ và thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam nói: "ThS. Mỹ không chỉ đưa ra sai lệch trầm trọng về kiến thức khiến mọi người nhầm tưởng đồng tính là bệnh mà còn vô tình khiến những người trong cộng đồng người đồng tính bị tổn thương nghiêm trọng".

Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cũng có bài viết khá dài trên Facebook, nói về những vấn đề liên quan đồng tính, trong đó ông phản đối quan điểm của nữ thạc sỹ này đưa ra, đồng thời chắc chắn “đồng tính không phải là bệnh mà chỉ là một khuynh hướng tình dục tự nhiên”. Ngoài ra ông còn khẳng định đồng tính không lây bởi “chưa ai chứng minh được khuynh hướng này “lây” cả. Nếu chơi với người đồng tính lâu ngày sẽ bị lây thì sao người đồng tính cũng chơi với người dị tính đầy ra đấy, mà người đồng tính không lây cái sự “dị tính” của mấy người kia”.

Dò theo bảng DSM (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hội Tâm thần Hoa Kỳ, trước đây đồng tính luyến ái được xếp vô nhóm “lệch lạc tình dục” và cần chữa trị. Tới năm 1973, nó lại được sửa đổi, xếp vô nhóm “rối loạn định hướng tình dục”. Mười năm sau nữa, người ta lại chia đồng tính luyến ái thành hai nhóm: nhóm "hài lòng với chính mình" và nhóm "không hài lòng với chính mình". Người ta cho rằng có thể chữa trị cho nhóm "không hài lòng với chính mình" để họ trở nên yêu người khác giới được. Tuy nhiên, sau đó, các nhà khoa học nhận thấy họ đã sai lầm nên kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh và không có tên trong bảng DSM.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết