Tỷ lệ thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn ăn uống đang ngày càng gia tăng
Có cách nào kiểm soát run vô căn không dùng thuốc?
Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 sớm
Muốn tóc và da khoẻ, nên dùng collagen hay biotin?
Tử vi thứ Ba (22/4/2025): Nhân Mã cần thời gian nạp lại năng lượng
Tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt với nữ sinh, là giai đoạn dễ xảy ra rối loạn ăn uống. Theo Học viện Tâm thần trẻ em và vị thành niên Mỹ (American Academy of Child and Adolescent Psychiatry - AACAP) ước tính rằng, có tới 10 trong số 100 (tức 10%) nữ sinh trong độ tuổi này mắc chứng rối loạn ăn uống. Đó là con số đáng lưu tâm trong bối cảnh sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên đang chịu nhiều tác động từ mạng xã hội, truyền thông và môi trường học đường.
Tuy nhiên, rối loạn ăn uống không chỉ giới hạn trong khuôn mẫu mà truyền thông từng áp đặt: những cô gái da trắng, sống trong môi trường giàu có và thường bị miêu tả là “quá ám ảnh với việc ăn kiêng”. Nhận định này đã khiến nhiều nhóm khác, bao gồm cả trẻ em trai, người da màu, hay những người thuộc tầng lớp kinh tế trung bình bị bỏ sót khỏi các cuộc tầm soát và đánh giá tâm lý. Tiến sĩ Leslie Heinberg, chuyên gia tâm lý tại Bệnh viện Cleveland Clinic (Mỹ), nhận định: "Bất cứ ai, ở bất kỳ tầng lớp hay hoàn cảnh nào, cũng có thể mắc rối loạn ăn uống."
Nguyên nhân, biểu hiện rối loạn ăn uống ở tuổi thanh thiếu niên
Rối loạn ăn uống thường không bắt nguồn từ một nguyên nhân duy nhất mà là kết quả của sự cộng hưởng giữa thay đổi thể chất và tác động tâm lý – xã hội. Trong giai đoạn dậy thì, sự phát triển cơ thể, tăng cân và biến đổi hormone có thể khiến trẻ trở nên không hài lòng với ngoại hình của mình. Đồng thời, áp lực từ bạn bè, mạng xã hội, phim ảnh và các khuôn mẫu sắc đẹp trên internet tạo ra cảm giác phải “đạt chuẩn”, dễ khiến trẻ lo âu về vóc dáng và cân nặng.

Tự ti về cân nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống
Thêm vào đó, khi trẻ bước vào độ tuổi có quyền tự chủ cao hơn trong việc chọn lựa món ăn, giờ ăn, khẩu phần ăn, thì sự giám sát từ phụ huynh cũng giảm dần. Trong bối cảnh đó, các hành vi ăn uống lệch chuẩn có thể hình thành và phát triển âm thầm mà người lớn không kịp phát hiện.
Hiện nay, theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần phiên bản 5 (DSM-5-TR – Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, Text Revision - Mỹ ), có 5 dạng rối loạn ăn uống được công nhận:
1. Chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa): Luôn sợ béo, dù rất gầy vẫn thấy mình béo. Nhịn ăn hoặc ăn cực ít để giảm cân.
2. Ăn rồi nôn (Bulimia nervosa): Ăn rất nhiều rồi cố nôn ra, lạm dụng thuốc nhuận tràng để loại bỏ thức ăn, tập thể dục quá sức để không bị tăng cân.
3. Ăn uống vô độ (Binge Eating Disorder): Thường xuyên ăn quá nhiều một cách mất kiểm soát, nhưng không nôn ra hay loại bỏ thức ăn. Sau đó thường thấy tội lỗi, xấu hổ.
4. Rối loạn ăn chọn lọc (ARFID): Rất kén ăn, chỉ chọn vài món quen thuộc. Không phải vì sợ béo mà do sợ mùi, sợ kết cấu món ăn, hoặc lo lắng khi ăn.
5. Rối loạn không rõ loại (OSFED): Có dấu hiệu bất thường trong ăn uống, nhưng không giống hoàn toàn mấy loại trên. Tuy vậy, vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý
Mỗi dạng rối loạn có tập hợp triệu chứng và tiêu chí chẩn đoán riêng, nhưng phụ huynh có thể nhận diện sớm qua một số biểu hiện được Tiến sĩ Heinberg khuyến cáo:
- Không tăng cân hoặc sụt cân rõ rệt
- Tập thể dục với cường độ cao, vượt mức bình thường
- Ăn rất nhiều trong một lần và có biểu hiện mất kiểm soát
- Giấu đồ ăn, ăn vụng
- Tránh tiếp xúc xã hội, từ chối dùng bữa chung với gia đình hoặc bạn bè
- Thường xuyên vào nhà vệ sinh sau khi ăn (có thể để gây nôn, dùng thuốc nhuận tràng hoặc các loại khác nhằm loại bỏ thức ăn)
Hậu quả nếu không can thiệp kịp thời
Rối loạn ăn uống không chỉ làm suy giảm sức khỏe thể chất do thiếu hụt dinh dưỡng, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, hệ tiêu hóa, xương, nội tiết và miễn dịch. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn kinh nguyệt, gãy xương, thậm chí suy tim và tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Giải pháp từ chuyên gia

Cha mẹ không chỉ quan tâm mà nên lắng nghe, thấu hiểu cùng con
Với thanh thiếu niên, can thiệp sớm là yếu tố quan trọng hàng đầu. Theo Tiến sĩ Heinberg, phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là can thiệp dựa trên gia đình (Family-Based Treatment – FBT), trong đó cha mẹ đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ trẻ xây dựng lại thói quen ăn uống lành mạnh, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. "Nếu nhận thấy con có dấu hiệu đáng lo ngại, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi càng cao," bà nhấn mạnh.
Rối loạn ăn uống không phải là chuyện “ăn ít” hay “giảm cân” đơn thuần. Đó là một rối loạn sức khỏe tâm thần phức tạp, có thể âm thầm tước đoạt sức khỏe và sự tự tin của người trẻ nếu không được nhận diện và can thiệp kịp thời. Trong hành trình đồng hành cùng con lớn lên, cha mẹ cần nhiều hơn sự quan tâm - đó là sự hiểu biết, là khả năng lắng nghe và là hành động đúng lúc. Bởi đôi khi, một bước chậm trễ cũng có thể khiến hành trình phục hồi trở nên xa vời hơn rất nhiều.
Bình luận của bạn