Một tàu đánh cá trong sương trên sông Hàn - Ảnh: Trường Trung
Mưa phùn, sương mù dễ gây nhiều bệnh nguy hiểm
Trời lạnh, sương mù người dân cẩn thận khi lái xe
Tăng nguy cơ bệnh vì sương mù
Tại bờ Tây cầu sông Hàn, mây mù che phủ nhiều tòa nhà cao ốc. Đứng đưới chân tòa nhà Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng nhìn lên không thể thấy nóc tòa nhà 36 tầng này.
Bên bờ Đông, mây mù xuống thấp khiến tầm nhìn hạn chế, đứng đầu cầu sông Hàn cũng chỉ thấy rõ chóp đỉnh của cầu. Điều đặc biệt là lượng sương mù này chỉ kéo dài từ biển vào ven sông Hàn khoảng 1km, tới trên cầu Trần Thị Lý.
Còn lại, nhiều khu vực nội thành khác thì không có hiện tượng này. Khu vực có lớp sương dày nhất là tại tại bờ biển Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà). Đứng tại công viên Biển Đông vẫn không thể nhìn thấy các tòa nhà cách đó 100m.
Trên tuyến đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp chạy dọc ven biển, sương mù tràn vào che khuất tầm nhìn hạn chế từ 50-100m. Đến 9h, mây mù vẫn chưa chấm dứt nên nhiều người dân đã kéo ra bờ biển và sông Hàn để chứng kiến hiện tượng hiếm gặp này.
Theo ông Trần Văn Nguyên - Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, nguyên nhân hiện tượng sương mù dày đặc là do bức xạ mạnh.
“Nguyên lý hình thành sương mù là do mặt đệm lạnh (mặt đất, mặt biển) cộng thêm trời quang mây nên gây ra bức xạ mạnh rồi hình thành mù, sương mù. Sáng nay sương mù dày là do đêm qua khu vực này hội tụ đủ nhiều yếu tố trên”, ông Nguyên giải thích.
Theo bản tin dự báo của Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ thì thời tiết khu vực trong ngày 20/3 sẽ có mây thay đổi, riêng buổi sáng sớm có sương mù đặc biệt là ở ven bờ. Riêng tầm nhìn trên biển thì giảm xuống dưới 1km vì sương mù.
Đứng dưới chân trung tâm hành chính TP Đà Nẵng chỉ có thể nhìn tới tầng 20 - Ảnh: Trường Trung |
Sương mù vây phủ trên nhiều tòa nhà - Ảnh: Trường Trung |
Cầu sông Hàn trong sương mù - Ảnh: Trường Trung |
Sương mờ trên cầu Rồng, Đà Nẵng - Ảnh: Trường Trung |
Sông Hàn mờ sương sáng nay (ảnh chụp trên cầu Rồng) - Ảnh: Trường Trung |
Bình luận của bạn