Tăng nguy cơ bệnh vì sương mù

Sương mù gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và có nguy cơ gây bệnh cao

Miền Bắc thêm rét, sương muối tấn công Lào Cai

Miền Bắc lạnh giá, Lào Cai xuất hiện sương muối

"Phổi tươi" thành "phổi đen" vì sương mù

Mẹo hay giúp tăng cường hệ miễn dịch

Tăng cường hệ miễn dịch: Giải pháp phòng dịch hiệu quả

Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch?

Thời tiết ẩm ướt vừa hạn chế tầm nhìn vừa tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm các bệnh nguy hiểm về hệ hô hấp, hệ xương khớp và một số bệnh lây nhiễm khác như sởi, thủy đậu hay viêm nhiễm vùng kín...

Hô hấp

Ở Việt Nam, bệnh do virus Adeno phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước. Số ca mắc trung bình năm của thời kỳ 1996 - 2000 ở Việt Nam là 17.486 với tỷ lệ 23/100.000 dân, không có tử vong. Trong số đó, miền Bắc mắc là địa phương có ca nhiễm nhiều nhất cả nước (15.945).

Môi trường sương mù thuận lợi cho các virus gây bệnh đường hô hấp phát triển, trong đó phải kể đến virus Adeno. Khi hít nhiều sương mù, virus này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Virus Adeno có thể gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau như sốt, viêm họng, viêm mũi, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp cấp, sưng hạch bạch huyết vùng cổ 2 bên... Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nhiễm loại virus này là sốt, nhiệt độ có thể đến 39 độ C. 

Ngoài ra, hít nhiều sương mù không mang virus cũng dễ khiến hệ hô hấp bị ảnh hưởng, đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Do sương mang độ ẩm lớn, nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ và môi trường ẩm ướt dễ làm tổn thương những cơ quan hô hấp yếu.

Trong trường hợp sương mù dày đặc, khả năng lưu lại bụi, khói, các chất độc hại rất lớn. Việc hít phải chúng cũng dễ khiến cơ thể mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như viêm phổi, viêm dị ứng đường hô hấp… Khi trong người đã mang sẵn mầm bệnh, việc tiếp xúc nhiều với sương mù khiến bệnh trầm trọng hơn.

Sương mù dày đặc gây cản trở tầm nhìn trong ngày 5/1 vừa qua - (Ảnh: zing.vn)

Xương khớp

Đặc biệt đối với người già và trẻ em, đi dưới sương muối dễ làm khớp tê buốt, độ ẩm cao dễ khiến cái lạnh ngấm sâu vào xương gây đau nhức xương khớp. Tiếp xúc nhiều với sương muối có thể khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng gây đau đầu, thậm chí liệt một bên mặt.

Các bệnh lây nhiễm khác

Tiềm ẩn một số bệnh lây nhiễm khác như khi phơi quần áo trực tiếp dưới sương mù, nấm mốc, hơi ẩm có thể xuất hiện và gây bệnh khi mặc đồ, đặc biệt là với quần áo lót. Trẻ em mặc quần áo nhiễm sương dễ khiến các cơ quan bị tổn thương. Phụ nữ mặc đồ lót phơi trong sương có thể mắc bệnh viêm nhiễm vùng kín.

Biện pháp phòng ngừa

Nên đeo khẩu trang và mặc kín để hạn chế tác hại của sương mù, sương muối - (Ảnh: zing.vn)

Vào những ngày sương mù dày đặc, nên tránh ra đường quá sớm bởi lúc này chất độc trong không khí thường nhiều hơn. Nếu bắt buộc phải ra đường, nên đeo khẩu trang y tế để bảo vệ đường hô hấp, mặc quần áo ấm, không thấm nước. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh hô hấp, cần nhanh chóng đến khám để điều trị kịp thời vì bệnh dễ phát triển nhanh, nguy hiểm.

Vệ sinh cá nhân cần được đảm bảo trong những ngày nhiều sương. Không phơi quần áo qua đêm ngoài trời, việc này dễ khiến nấm mốc hình thành, bám vào vùng kín, da và gây bệnh. Đặc biệt, không được mặc quần áo ẩm ướt, bạn có thể dùng máy sấy  quần áo để tiêu diệt nấm mốc.

Cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Uống đủ nước và tập luyện khi thời tiết thuận lợi, hoặc có thể tập luyện trong nhà. Bổ sung bằng thực phẩm hay những sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược vừa tiện lợi vừa an toàn, lại không có tác dụng phụ.

Tuệ Viên H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm