Chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền ảo của thế giới trong Giờ Trái Đất

Tòa nhà Nghị viện và tháp Big Ben ở London, Anh chìm vào bóng tối trong một tiếng đồng hồ vào tối qua.

Hà Nội tiết kiệm được 400 triệu đồng trong “1 Giờ Trái đất”

Á hậu Thụy Vân tươi xinh trong vai trò Đại sứ Giờ trái đất

Hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới đã cùng thể hiện sự quan tâm dành cho Trái Đất bằng cách tắt đèn vào lúc 8h30 tối (theo giờ địa phương) ngày 19/3 để hưởng ứng Giờ Trái Đất.

Sự kiện hưởng ứng hoạt động bảo vệ môi trường lớn nhất thế giới đã được diễn ra trong tối 19/3, chứng kiến hàng triệu người tắt đèn trong 60 phút. Những hình ảnh ấn tượng đang dần xuất hiện trên các mặt báo, cho thấy những công trình nổi tiếng thế giới chìm vào trong bóng tối để giữ cho Trái Đất màu xanh.

Giờ Trái Đất đã trở thành một sự kiện thường niên được hưởng ứng trên khắp thế giới kể từ khi ý tưởng này được bắt đầu thực hiện tại Sydney vào năm 2007. Mỗi năm, Giờ Trái Đất lại lần lượt đi qua các múi giờ, đến với các quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nên những cảnh tượng ấn tượng và lạ lẫm.

Những bức ảnh so sánh trước và sau khi tắt đèn cho thấy những công trình nổi tiếng ở châu Á như Tháp Tokyo hay tòa nhà chọc trời Đài Bắc 101 bỗng trở nên khác lạ như thế nào khi chìm vào bóng tối.

Bức ảnh ấn tượng này cho thấy quận tài chính Phố Đông ở Thượng Hải, Trung Quốc trong Giờ Trái Đất.
Sân vận động Quốc gia Trung Quốc, hay còn được biết tới với cái tên sân vận động Tổ chim ở Bắc Kinh, hưởng ứng Giờ Trái Đất.
Quận trung tâm tài chính của Singapore.

Đại diễn Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên - đơn vị đứng sau ý tưởng Giờ Trái Đất - cho biết: “Giờ Trái Đất là một sự kiện hưởng ứng thường niên diễn ra trên toàn cầu để nhân loại và những địa danh nổi tiếng thế giới có thể tắt đèn trong một giờ đồng hồ nhằm thể hiện rằng chúng ta đều quan tâm tới tương lai của Trái Đất. Những ánh đèn tắt đi mang tính biểu tượng và cũng mang lại một cảnh quan kỳ thú đi kèm với một thông điệp quan trọng rằng: chúng ta muốn bảo vệ tương lai của hành tinh”.

Đường chân trời của thành phố Đài Bắc, Đài Loan với tòa nhà chọc trời Đài Bắc 101 trong Giờ Trái Đất.
Quận trung tâm tài chính của Jakarta, Indonesia.

Hơn 350 công trình nổi tiếng thế giới như Tháp Eiffel (Paris, Pháp), tòa nhà chọc trời Empire State Building (New York, Mỹ), tòa nhà chọc trời Đài Bắc 101 (Đài Bắc, Đài Loan)… đều hưởng ứng Giờ Trái Đất 2016.

Chủ đề của sự kiện năm nay là “Places We Love” (Những nơi ta yêu) bao gồm các bãi biển, cánh rừng, rặng san hô, công viên quốc gia, dòng sông, miền quê… Tất cả đều có thể bị tác động bởi hiện tượng biến đổi khí hậu.

Từ khóa lan truyền trên mạng xã hội hưởng ứng Giờ Trái Đất 2016 tại nhiều nước phương Tây là #CandleLitSelfie (tạm dịch: Tự sướng trong ánh nến), khuyến khích mọi người chia sẻ khoảnh khắc mình tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất như thế nào.

Hãy cùng chiêm ngưỡng cảnh quan khác lạ mà Giờ Trái Đất 2016 tạo nên ở những quốc gia khác nhau trên khắp thế giới:

Tháp Eiffel ở Paris, Pháp.
Tháp nước Hyllie ở Malmo, Thụy Điển.
Nhà thờ chính tòa Köln - một địa danh Di sản Thế giới của UNESCO - ở Köln, Đức.
Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức.
Tòa nhà Nghị viện Áo ở Vienna.
Lâu đài Alhambra ở Granada, Tây Ban Nha.
Cây cầu Bolshoi Kamenny và điện Kremlin ở Moscow, Nga.
Tòa thị chính và đài phun nước Cibeles ở Madrid, Tây Ban Nha.
Đền Parthenon trên đồi Acropolis ở Athens, Hy Lạp.
Nhà thờ chính tòa Thánh Vasily trên Quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga.
Dinh Tổng thống ở Tbilisi, Georgia.
Nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaji Terminus ở Mumbai, Ấn Độ.
Nhà hát Opera Sydney và Cầu Cảng Sydney ở Sydney, Úc.
Cận cảnh Nhà hát Opera Sydney ở Sydney, Úc.
Tháp Tokyo ở Tokyo, Nhật Bản.
Biểu tượng Sư tử biển của Singapore.
Khách sạn Marina Bay Sands ở Singapore.
Đường chân trời ở Thượng Hải, Trung Quốc trong Giờ Trái Đất.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa