Người bệnh bị ngứa do bệnh vẩy nến


Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến.

Rối loạn hệ thống miễn dịch được cho là nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến. Thông thường, một tế bào da trưởng thành và chết đi trong khoảng 28-30 ngày. Nhưng tế bào da vùng bị bệnh của người mắc vẩy nến chỉ có chu kỳ sống khoảng 3-4 ngày. Các tế bào da chết bám thành mảng trên bề mặt vùng bị bệnh, khi cạo bong ra từng lớp mỏng giống như sáp nến. Bên cạnh đó, bệnh vẩy nến còn có một số biểu hiện khác như: móng tay, móng chân trở nên xù xì, giòn, dễ gãy; sưng, đau và biến dạng các khớp (vẩy nến thể móng khớp); xuất hiện các mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc khắp người (thể mụn mủ); hoặc làm cho da ở toàn thân bị đỏ, căng không hồi phục (thể đỏ da toàn thân)...

Vẩy nến thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Nguyên nhân là do vùng da bị bệnh kích thích những sợi thần kinh dưới da, gây ngứa, thôi thúc bệnh nhân phải cào, gãi, dẫn tới tình trạng dễ nhiễm khuẩn. Do đó, các bác sĩ da liễu thường khuyên bệnh nhân không nên cào gãi.

Một trong những phương pháp đơn giản để giảm ngứa ở người bị vẩy nến là giữ ẩm da: đắp khăn ướt lên vùng da bị ngứa, ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó thoa kem dưỡng ẩm. Bên cạnh đó, có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như: sử dụng sản phẩm làm ẩm, bong vẩy thoa tại chỗ (đặc biệt là các loại kem bôi ngoài thảo dược) như Explaq, thuốc điều hoà miễn dịch, thuốc chống trầm cảm...

Ngoài ra, nhiều bệnh nhân cũng dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đường uống, nhằm mang lại hiệu quả bền vững, an toàn khi dùng lâu dài, đặc biệt là sản phẩm đã được khẳng định uy tín.

Để cải thiện triệu chứng của vẩy nến,bên cạnh việc dùng thuốc theo đơn, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị và chăm sóc da, bệnh nhân cần giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan, đồng thời kết hợp điều trị tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn