Mới: Nọc độc bọ cạp có thể giết chết vi khuẩn lao

2 hợp chất benzoquinones tìm thấy trong nọc độc bọ cạp có thể giết chết vi khuẩn lao mà không gây hại cho các tế bào lành (Ảnh Dailymail)

Giấm táo có giúp điều trị bệnh gout?

Khoa học giải thích nên tập thể dục vào buổi sáng hay chiều

Số người trẻ tử vong do bệnh suy tim đang ngày càng tăng cao

Muốn cả tuần thảnh thơi, tham khảo ngay thực đơn cơm ngon lạ miệng

Loại bò cạp được sử dụng trong thí nghiệm này là Diplrialrus melici, được tìm thấy ở Mexico.
Để thực hiện nghiên cứu này, Giáo sư Richard Zare - thuộc Đại học Stanford (Mỹ) đã phối hợp với Giáo sư Louiances Possani - thuộc Đại học Quốc gia Mexico, người đã có 45 năm nghiên cứu để xác định các hợp chất có tiềm năng dược liệu trong nọc độc bọ cạp. Các sinh viên trong nhóm nghiên cứu đã bắt một vài con bọ cạp D.melici và lấy nọc độc bằng cách kích thích xung điện nhẹ đuôi của chúng. Sau đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy hai hợp chất hóa học chính gọi là benzoquinones. Cả hai hợp chất có cấu trúc phân tử tương tự nhau, trong đó một loại chứa oxgygen và 1 loại chứa lưu huỳnh. Tuy nhiên, số lượng nọc độc rất ít, chỉ khoảng 0,5 microliter - chỉ bẳng 1/10 lượng máu mà một con muỗi sẽ hút trong một khẩu phần.
Các hợp chất benzoquinone đã được gửi đến Tiến sỹ  Rogelio Hernández-Pando tại Viện Khoa học và Dinh dưỡng Y tế Quốc gia Salvador Zubirán, ở Mexico City, để thử nghiệm trên chuột thí nghiệm.
GS. Zare và loại bọ cạp Diplrialrus melici của Mexico (ảnh Stanford)
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng 1,4-benzoquinone, một trong những hóa chất, đã tiêu diệt hiệu quả Staphylococcus aureus, thường gây nhiễm trùng da.
Trong khi đó, 1,4-benzoquinone màu xanh lam, gây tử vong cho các chủng vi khuẩn gây bệnh lao - cả bình thường và kháng thuốc. Điều đáng mừng là dù 1,4-benzoquinone màu xanh lam giết chết vi khuẩn lao nhưng vẫn giữ nguyên màng phổi ở những con chuột bị nhiễm lao.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang xin phép để thử nghiệm trên người, nhưng họ đang phải đối mặt với một vấn đề khá hóc búa, đó là giá thành sản xuất loại thuốc này chắc chắn sẽ không rẻ, bởi sự "quý hiếm" của nọc độc bọ cạp. GS. Zare cho biết, theo khối lượng, nọc độc của bọ cạp là một trong những vật liệu quý nhất trên thế giới. Nó sẽ tốn 39 triệu đô la (34.703.000 bảng Anh) để sản xuất một gallon của nọc độc. 
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.
PV H+ (Theo Dailymail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin