Bánh Trung thu để gần 1 năm vẫn như vừa ra lò

2 chiếc bánh quá hạn 1 năm nhưng vẫn mới tinh như vừa ra lò

Bánh Trung thu trong suốt như pha lê: Ăn ngon, không sợ béo!

Ăn 1 bánh Trung thu phải nhịn 3 bát cơm

Sốc với bánh Trung thu giá 4.000 đồng/cái, mua cả thùng về ăn

Bánh Trung thu rau câu nhân caramen - lạ mà ngon!

Bề ngoài vẫn sáng bóng như mới

Phản ánh tới báo, độc giả T.H (trú tại Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết chị đã “sốc” khi mới đây phát hiện ra số bánh Trung thu từ năm ngoái đến nay trông vẫn tươi nguyên như hàng mới ra lò. Những chiếc bánh này năm trước gia đình chị được biếu, ăn không hết và cất rồi quên trong tủ gỗ. Điểm chung của số bánh này là nhìn màu vàng ruộm như mới, không có dấu hiệu mốc, bề mặt vẫn còn lớp mỡ bóng loáng. Số bánh này được ghi sản xuất vào ngày 10/9/2015, hạn sử dụng ngày 24/10/2015 và 5/10/2015.

Số bánh vô tình bị chị H. bỏ quên này có kích thước khác nhau. Một loại bé (80gr) ghi nhãn là nhân “Mè đen” và một loại bánh lớn hơn có trọng lượng là 180gr ghi nhãn là bánh “Gà quay”. Thông tin trên bao bì cho thấy chúng được sản xuất từ hai đơn vị khác nhau. Chiếc bánh 80gr được sản xuất bởi Công ty Cổ phần thực phẩm G&G Việt Nam (Cty G&G VN), địa chỉ tại 52 Hàng Bún, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. Thành phần của chiếc bánh này ghi trên nhãn gồm: Bột mỳ, bột nếp, dầu thực vật, đường kính trắng, trứng muối, hạt dưa, vừng rang, mứt bí, mỡ phần, lạp sườn, giăm bông, xá xíu, lá chanh, hạt sen, đậu xanh, khoai môn, sầu riêng, đậu đỏ, cốm, socola, đậu ngự Đà Lạt, sữa dừa, vani… Chất bảo quản được Cty G&G VN công bố trên bao bì gồm: Natribenzoat và Kalisorbat.

Số bánh lưu mẫu cùng lô sản xuất với chiếc bánh quá hạn 1 năm của công ty G&G Việt Nam đã mốc trắng và có mùi lạ. Ảnh: TG

Chiếc bánh lớn hơn được sản xuất tại 545 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM. Đây là địa chỉ của khách sạn Equatorial TP.HCM. Thành phần của chiếc bánh này cũng gần tương tự với chiếc bánh bé nêu trên. Thành phần chất ổn định ghi trên bao bì là Sodium Carbonate, chất điều vị được sử dụng là Mononatri Glutamate. Chị T.H cho rằng, với bề ngoài như vậy, nếu không nhìn vào hạn sử dụng thì không ai có thể phân biệt nổi đây là bánh cũ. Chị đặt câu hỏi, tại sao bánh Trung thu vốn có hạn sử dụng rất ngắn, thường là từ 30-45 ngày và nếu để quá hạn mấy ngày là có thể mốc trắng, xanh, đỏ nhưng số bánh mà chị vô tình để quên gần một năm mà vẫn như mới? Phải chăng do có nhiều chất bảo quản nên bánh giữ được “diện mạo” ngon lành như vậy?

Chủ bánh cũng… bất ngờ

Để làm rõ thông tin về những chiếc bánh lạ nêu trên, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Văn Linh - Giám đốc Cty G&G VN. Qua điện thoại, ông Linh cho biết khó có chuyện bánh do đơn vị ông sản xuất quá hạn gần một năm mà vẫn tươi như mới. Ông cho biết, nhân bánh công ty ông nhập từ Công ty Mauri Việt Nam, địa chỉ tại xã La Ngà, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Cũng qua điện thoại, ông Linh cho biết, ông không sử dụng chất bảo quản(?!). Tuy nhiên, khi PV đọc những chất bảo quản ghi ở bao bì chiếc bánh thì ông cho biết do đơn vị cung cấp nhân sử dụng nên ông phải công bố trên vỏ bánh. Nhằm làm rõ hơn thông tin, chiều 29/8, ông Linh đã trực tiếp xem mẫu bánh mà PV cung cấp. Ông Linh khẳng định đây là bánh do công ty của ông sản xuất. Khi nhìn trực tiếp chiếc bánh ông Linh cũng rất bất ngờ và khó lý giải là làm sao bánh quá hạn gần một năm nhưng vẫn trông như mới.

Về chất bảo quản, ông Linh thừa nhận có sử dụng nhưng với hàm lượng rất ít. Các hồ sơ chứng nhận kiểm hoá và an toàn thực phẩm với lô bánh, ông Linh khẳng định là có đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam. Ông Linh cũng mang đến những chiếc bánh là mẫu lưu có cùng lô, ngày sản xuất với chiếc bánh mà PV được bạn đọc cung cấp. Điểm khác biệt là số bánh mẫu do ông Linh mang đến thì mốc trắng, có mùi khó chịu và đối lập hoàn toàn với chiếc bánh do bạn đọc cung cấp. Ông Linh cho biết thêm, khi chiên bánh ông có chiên qua hành tỏi và đây cũng là bước để bảo quản bánh được lâu hơn. Ông Linh đề xuất sẽ cùng bạn đọc kiểm hoá hai mẫu bánh, một là mẫu lưu của ông và hai là mẫu bánh của bạn đọc để kiểm tra về chất bảo quản được sử dụng và các thông số liên quan. “Nếu bánh sử dụng chất bảo quản ít như thế nhưng để được một năm vẫn như mới thì chứng tỏ cơ sở tôi vệ sinh quá tốt nên không có vi khuẩn lọt vào để làm hỏng bánh”, ông Linh nói.

Liên quan đến chiếc bánh còn lại ghi nơi sản xuất là ở khách sạn Equatorial TP.HCM, PV đã liên hệ để xác minh thông tin. Bộ phận văn phòng của đơn vị này đã tiếp nhận thông tin phản ánh của Báo vào ngày 24/8 và hứa sẽ trả lời lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa nhận được thông tin nào. Cũng nói thêm, nhân viên của khách sạn trên đã rất bất ngờ khi biết bánh trung thu do đơn vị sản xuất quá hạn gần một năm mà vẫn tươi mới.

Qua trao đổi với PV, phía Công ty G&G Việt Nam đã đề nghị, đơn vị này sẽ mang mẫu bánh lưu đi kiểm hoá, khách hàng cũng tự mang mẫu bánh đã cung cấp cho Báo đi kiểm hóa, xem hàm lượng chất bảo quản có vượt mức cho phép hay không.

Khi thông tin lại đề nghị này với độc giả T.H, chị cho biết mình sẽ không làm điều này. Bởi khi gửi các mẫu bánh đến Báo, chị chỉ muốn cung cấp một hiện tượng lạ, ít nhiều gây lo ngại về sự an toàn đối với người sử dụng. Nếu nhà sản xuất có trách nhiệm với khách hàng và với chính uy tín của họ, thì họ nên tự đi kiểm nghiệm sản phẩm của mình và công bố để người tiêu dùng yên tâm. Hơn nữa, chị T.H cho rằng, với những chiếc bánh để cả năm mà vẫn như mới, nếu gặp những đại lý không tốt, họ hoàn toàn có thể thay đổi bao bì mới để tiếp tục bán ra thị trường. Khi đó, sức khỏe người tiêu dùng khó có thể nói là không bị ảnh hưởng.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin