Thực phẩm không an toàn đang bủa vây người tiêu dùng
Nguyên tắc xòe bàn tay, "đếm" thức ăn không lo thiếu chất
WHO: 2 triệu người chết mỗi năm do thực phẩm bẩn
Nhận dạng thực phẩm “bẩn” dễ ợt!
"Siêu công nghệ" chế biến thực phẩm bẩn tại sàn nhà
Cũng theo báo cáo này, hiện châu Phi và Đông Nam Á là những khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất với 312.000 ca liên quan với thực phẩm “bẩn” mỗi năm, trong khi ở châu Âu chỉ là 9.000 ca và Mỹ là 5.000 ca - đây là những nơi mà luật về an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn.
Đặc biệt, các mầm bệnh trong thực phẩm “bẩn” rất ưa thích những cơ thể có hệ thống miễn dịch chưa phát triển toàn diện như trẻ em. Hậu quả là dù chỉ chiếm 9% dân số nhưng số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh do thực phẩm “bẩn” chiếm tới 40% số người mắc và chiếm 1/3 ca tử vong.
Các loại thực phẩm không đạt chuẩn về vệ sinh và an toàn sinh học gây bệnh do nhiễm khuẩn salmonella, các loại virus, ký sinh trùng, độc tố, hóa chất. Các triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Cụ thể, có khoảng 550 triệu người mắc bệnh tiêu chảy liên quan đến thực phẩm mỗi năm, trong đó 96.000/230.000 ca tử vong là trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngoài ra, thực phẩm độc hại còn gây ra các bệnh ung thư, suy gan, suy thận, rối loạn hệ thần kinh, động kinh và viêm khớp.
Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo thực phẩm độc hại đang đe dọa sức khỏe toàn cầu. Vì thế, các quốc gia cần nhận thức rõ hơn về tác hại của thực phẩm bẩn, và cần có các biện pháp kịp thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bình luận của bạn