Tiêm phòng cho bé sau khi khỏi ốm như thế nào?

Mẹ nên cho bé đi tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine.

Bé sơ sinh tử vong sau khi tiêm phòng lao

Khi nào không nên tiêm phòng cho trẻ?

Vắc xin MMR: Những điều cần biết để tránh rủi ro khi tiêm phòng

Mẹ hại con vì không tiêm phòng

Hỏi: Chào bác sỹ, bé nhà tôi mới tiêm được 2 mũi vaccine dịch vụ 6 trong 1 nhưng đến mũi thứ ba thì bé bị ốm và việc tiêm chủng bị gián đoạn. Đến thời điểm hiện tại đã quá gần 3 tháng so với lịch mà bé phải đi tiêm. Vậy giờ tiêm mũi 3 còn có tác dụng không? Nếu địa điểm tiêm chủng hết vaccine 6 trong 1 tôi có thể cho bé tiêm loại vaccine khác được không? Mong bác sỹ tư vấn giúp tôi. (Thu Hương, Lào Cai).

Bác sỹ Vũ Thị Nam, trả lời:

Chào bạn, bé nhà bạn đã tiêm được 2 mũi 6 trong 1 dịch vụ rồi mà bây giờ thiếu mũi thứ ba thì việc gián đoạn không ảnh hưởng gì tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Bởi theo quy định của nhà sản xuất, loại vaccine 6 trong 1 sẽ tiêm cho các cháu bé tối thiểu 3 mũi, các mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng, không nói rõ tối đa bao lâu. Vì vậy, bạn có thể tiếp tục tiêm phòng vaccine 6 trong 1 mũi 3 cho bé. 

Nếu vaccine 6 trong 1 mà bạn có nhu cầu đã hết thì có thể tiêm vaccine khác cho bé. Tuy nhiên, khi thay đổi loại vaccine, bạn cần chú ý thành phần của các loại vaccine. Vaccine dịch vụ 6 trong 1 hiện nay là vaccine phối hợp dự phòng 6 bệnh ở trẻ nhỏ như: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh gây ra do vi khuẩn Hib (đặc biệt là viêm màng não mủ). Khi buộc phải thay thế sang loại vaccine khác, thì bạn cần chú ý tiêm bổ sung những mũi còn thiếu. Ví dụ khi chọn tiêm vaccine 5 trong 1 của Pháp thiếu viêm gan B trong thành phần thì bạn cần chú ý tiêm bổ sung thêm một mũi viêm gan B. Hoặc nếu tiêm Quinvaxem 5 trong 1 thiếu bại liệt thì bạn nên cho con uống thêm vaccine bại liệt...

Để đảm bảo an toàn khi đưa bé đi tiêm chủng bạn cần mang theo sổ tiêm chủng của bé đến trung tâm y tế dự phòng để cán bộ y tế kiểm tra. Cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của bé, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước. Bạn cũng nên yêu cầu cán bộ y tế thông báo về các loại vaccine tiêm chủng cho trẻ và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng. Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng thời gian, địa điểm đã được thông báo để đảm bảo điểm tiêm chủng không quá đông và cán bộ y tế tiêm chủng an toàn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị