Dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson có tác dụng phụ không?

Người bệnh Parkinson có thể phải kết hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát triệu chứng

Run khi căng thẳng dùng TPBVSK Vương Lão Kiện được không?

Run tay, toát mồ hôi khi đứng trong đám đông là do đâu?

Run tay chân sau đột quỵ có nguy hiểm không?

Có phải dùng chất kích thích bị co giật cơ mặt không?

Chuyên gia từ Cleveland Clinic (Mỹ) trả lời:

Chào bạn!

Giống như bất kỳ loại thuốc Tây y nào khác, thuốc điều trị bệnh Parkinson cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhau, tùy thuộc vào từng loại thuốc. Chưa kể người bệnh Parkinson còn có thể cần kết hợp một số loại thuốc với nhau, càng làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson, cũng như các tác dụng không mong muốn của chúng:

Các tác dụng phụ thường gặp của Levodopa 

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Chóng mặt.

- Đau đầu.

- Buồn ngủ vào ban ngày.

- Hạ huyết áp tư thế (huyết áp thấp).

Đặc biệt, người cao tuổi dùng Levodopa còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như lú lẫn, ảo giác, ảo tưởng, loạn thần, kích động quá mức… Ngoài ra, việc tự ý ngừng đột ngột hoặc giảm liều thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tăng thân nhiệt do bệnh Parkinson, một biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng. 

Tác dụng phụ của thuốc chủ vận dopamine

 

- Ảo giác.

- Ảo tưởng.

- Lú lẫn.

- Buồn ngủ.

- Buồn nôn và nôn mửa.

- Khô miệng.

- Chóng mặt.

- Cảm thấy choáng ngất khi đứng dậy.

Những tác dụng phụ này thường gặp khi bắt đầu dùng thuốc chủ vận dopamine, nhưng chúng cũng thường tự thuyên giảm sau một vài ngày. Ở người lớn tuổi, những loại thuốc này có khả năng gây lú lẫn, ảo giác hoặc loạn thần cao hơn levodopa. Vì vậy, các bác sĩ thường ít kê đơn thuốc chủ vận dopamine cho người bệnh Parkinson lớn tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc ức chế enzyme

Tác dụng phụ của thuốc ức chế COMT bao gồm tiêu chảy và loạn động. Trong khi đó, các tác dụng phụ thường gặp của thuốc ức chế MAO-B bao gồm: Ợ nóng, buồn nôn, khô miệng, chóng mặt. Một số ít trường hợp, người bệnh có thể bị lú lẫn, ác mộng và ảo giác.

Tác dụng phụ của thuốc Amantadine

Các tác dụng phụ có thể bao gồm khó tập trung, lú lẫn, mất ngủ, ác mộng, ảo giác, kích động quá mức hay sưng chân.

Tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic

- Suy giảm nhận thức.

- Khô miệng.

- Mờ mắt.

- Buồn ngủ quá mức.

- Mê sảng.

- Ảo giác.

- Táo bón.

- Bí tiểu.

Để điều trị tốt bệnh Parkinson, điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ lịch trình dùng thuốc và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn thấy mẹ mình gặp phải các tác dụng phụ trên khi dùng thuốc, hãy trao đổi lại với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh hoặc đổi loại thuốc phù hợp hơn.

Hiện nay, để nâng cao hiệu quả hỗ trợ giảm run tay chân, phục hồi vận động cho người bệnh Parkinson, giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng là bổ sung thêm thảo dược. Trong đó, thảo dược thiên ma, câu đằng đã được chứng minh có tác dụng cung cấp các tiền chất dinh dưỡng bảo vệ và nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, tăng nồng độ dopamine trong não, từ đó giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát bệnh Parkinson.

Parkinson là bệnh mạn tính, chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách, người bệnh vẫn có thể "chung sống hòa bình" với căn bệnh này. Hy vọng các thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn và gia đình kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson tốt hơn.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Vi Bùi (Lược dịch theo Cleveland Clinic)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - Hỗ trợ giảm triệu chứng run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay là rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị