Nhân viên y tế đang lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Hà Nội - Ảnh: Hiệp Nguyễn/H+.
Đông Nam Á "vật lộn" với biến thể Delta, Isarel chuẩn bị tiêm mũi vaccine thứ 4
Toàn cảnh dịch COVID-19 24h qua: Đông Nam Á "nóng lên"
Toàn cảnh dịch bệnh Covid-19: Trung Quốc "hạ nhiệt", thế giới đang "nóng lên"
Hà Nội giãn cách một xã 19.000 dân, Kiên Giang nâng cấp độ dịch
Số ổ dịch ở Hà Nội đã tăng lên 10
Tối 4/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, trong ngày thành phố ghi nhận 104 ca dương tính với COVID-19, trong đó có 64 ca cộng đồng, 40 ca đã cách ly. Như vậy, ngày 4/11, Hà Nội ghi nhận số ca nhiễm cao nhất trong 66 ngày qua.
Đáng chú ý, sáng nay (5/11), Hà Nội đã ghi nhận thêm 3 ổ dịch mới, gồm:
- Phú La, Hà Đông ghi nhận 9 ca dương tính. Những người này chủ động đi xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông rạng sáng 4/11, điều trị tại cơ sở điều trị COVID-19 Trường Đại học Phenikaa. Chùm ca nhiễm này rất phức tạp vì nhóm người dương tính đã di chuyển, tiếp xúc nhiều.
- Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Ba Đình ghi nhận 5 ca nhiễm. Họ đều là F1, xét nghiệm dương tính với COVID-19 ngày 3/11.
- Đường Bưởi, phường Cống Vị, quận Ba Đình ghi nhận 16 ca nhiễm. Trong đó, một người ở phường Vạn Phúc, 15 người ở phường Cống Vị, đều thuộc quận Ba Đình và là F1. Ca chỉ điểm ổ dịch này là một phụ nữ 32 tuổi, sống ở phường Cống Vị, xét nghiệm dương tính với COVID-19 ngày 1/11.
Tính đến 4/11, 7 ổ dịch cũ ở Hà Nội vẫn tiếp tục ghi nhận số lượng lớn ca nhiễm mới, bao gồm: Chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm (21), chùm liên quan các tỉnh có dịch (02), chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh (05), chùm sàng lọc ho sốt (03), chùm ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam (01).
Như vậy, tính đến nay, Hà Nội có 10 ổ dịch đang lây nhiễm, tăng 37 ca nhiễm so với ngày 3/11. Trong đợt dịch từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội có 4.692 ca nhiễm, trong đó số ca cộng đồng là 1.801, số mắc đã cách ly là 2.891.
Liên quan đến việc mở cửa lại trường học, trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp tại Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh việc học sinh toàn thành phố trở lại trường cùng lúc là rất rủi ro vì các em chưa được tiêm vaccine trong khi dịch đã ngấm sâu trong cộng đồng.
Theo lãnh đạo Thành ủy Hà Nội, thành phố hiện có gần 3.000 trường học với khoảng 2,1 triệu học sinh, đến nay, đều chưa được tiêm vaccine. Vì vậy, thống nhất sẽ mở lại toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo nhưng cần làm từng bước để bảo đảm an toàn cao nhất cho trẻ em. Trước mắt, Thành phố xem xét việc tổ chức dạy và học trực tiếp tại một số huyện, thị xã bảo đảm điều kiện về phòng chống dịch COVID-19. Riêng đối với các quận, do mật độ dân cư đông nên cần tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh để xem xét thời gian tiếp theo.
Hàng loạt tỉnh, thành khu vực Nam Bộ phát hiện ca mắc trong cộng đồng, "đổi màu" cấp độ dịch
Bảng phân loại cấp độ dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128
Hàng loạt tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau... đã báo cáo phát hiện nhiều ca mắc COVID-19, có địa phương con số lên đến hàng trăm ca. Tình hình dịch diễn biến phức tạp tại các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Điện Biên. Nhiều địa phương đã "đổi màu" cấp độ dịch.
Ngày 4/11, toàn tỉnh Đồng Nai ghi nhận thêm 944 ca mắc COVID-19 mới (chưa bao gồm số liệu của H.Định Quán). Cùng ngày, Sở y tế Lâm Đồng cho biết, phát hiện thêm 30 ca COVID-19 tại 2 ổ dịch COVID-19 mới ở nhà máy trà Ngọc Duy (tổ Thái An, P.12, Đà Lạt) và tại khu nhà trọ Đức Uyên (xã Đạ Ròn, H.Đơn Dương). Trong khi đó, Sở Y tế Bình Dương báo cáo 682 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 1/11.
Ngày 1/11, TP. Cần Thơ cho biết, trong ngày số ca nhiễm COVID-19 mới tại Cần Thơ là 434 ca. Đây là con số kỷ lục kể từ khi đợt dịch thứ 4 xuất hiện tại thành phố, cũng là số ca mắc mới cao nhất các tỉnh miền Tây, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Cần Thơ lên 8.083 ca. Theo đánh giá cấp độ dịch, Cần Thơ vẫn ở cấp độ 2, tuy nhiên các quận huyện đều đổi màu. Cụ thể, Cần Thơ hiện có 5 quận, huyện cấp độ 2; 13 xã phường cấp độ 3 (màu cam); 7 xã phường thị trấn cấp độ 4 (màu đỏ).
Các tỉnh khác bao gồm: Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang những ngày gần đây đều ghi nhận số ca mắc mới trung bình hơn 200 ca/ngày, chuyển sang cấp độ 2 của dịch. Ngoài ra, tỉnh Cà Mau ngày 1/11 cũng ghi nhận thêm 3 xã ở cấp độ 4 (màu đỏ).
Bộ Y tế cho biết, sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, tại một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã ghi nhận số mắc trong cộng đồng gia tăng, cùng với lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng, chống dịch, các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng. Bộ Y tế cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố có dịch đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên) đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Bình luận của bạn