Đông Nam Á "vật lộn" với biến thể Delta, Isarel chuẩn bị tiêm mũi vaccine thứ 4

Toàn cảnh tình hình COVID-19 trên thế giới trong 24 giờ qua.

Đầu tư hệ thống cung cấp oxy y tế không chỉ để cứu bệnh nhân COVID-19

Hà Nội tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine diện rộng

Nhiều “ổ dịch” tại Hà Nội được dỡ bỏ phong tỏa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thống nhất dùng 1 ứng dụng phòng chống COVID-19

Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng 13/9 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 225,4 triệu người, trên 4,6 triệu ca tử vong. Song, gần 202 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.

Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 35.326 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (31.260 ca) và Anh (29.173 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 788 người chết, tiếp theo là: Mexico (675 ca) và Iran (487 ca).

Tại Mỹ, theo Hindustantimes, tình hình rất nghiêm trọng khi trung bình nước này ghi nhận 150.000 ca mới và 1.500 người tử vong mỗi ngày. Tổng thống Joe Biden sẽ công bố chiến lược COVID-19 mới nhằm làm chậm lại tốc độ lây lan của dịch COVID-19 trước khi Đại hội đồng Liên hợp Quốc nhóm họp. Chiến lược tập trung vào việc tăng tỷ lệ bao phủ vaccine và tăng cường thử nghiệm. Đây là thông báo của Tổng Y sĩ Vivek Murthy ngày 12/9. Kỳ họp tiếp theo của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ khai mạc ngày 14/9. 

Tuần qua, Tổng thống Joe Biden cũng khiển trách các nhà lãnh đạo GOP (Đảng Cộng hòa) vì chống lại các quy tắc về việc đeo khẩu trang và thiếu các biện pháp phòng ngừa virus khác trong trường học.

Tại Châu Âu, theo Bloomberg, Ủy viên EU Thierry Breton cho rằng, khu vực này nổi lên trở thành lục địa sản xuất vaccine COVID-19 lớn nhất thế giới khi đã có thể tạo ra số lượng vaccine trong chưa đầy 1 tháng đủ để tiêm mũi thứ 3 cho toàn bộ người dân nơi đây.

"Châu Âu đã trở thành 'hiệu thuốc' của thế giới. Châu Âu và Mỹ sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa để đưa vaccine đến Châu Phi, một phần vì tầm quan trọng của việc loại bỏ các biến thể virus mới" - Ông Thierry Breton chia sẻ với CNews.

Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid hôm 12/9 xác nhận, chính phủ nước này đã quyết định hủy bỏ kế hoạch bắt buộc người dân phải có "hộ chiếu vaccine COVID-19" khi tham gia các sự kiện lớn hoặc đến các câu lạc bộ đêm. Trong tuần này, Thủ tướng Boris Johnson dự kiến sẽ công bố chiến lược kiểm soát dịch trong các tháng Thu - Đông sắp tới, kể cả việc dỡ bỏ một số biện pháp hạn chế nhờ chiến dịch tiêm chủng đại trà.

Trong 24 giờ qua, Châu Á ghi nhận số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, với lần lượt 187.725 và 2.746 ca. Đến nay, châu lục này ghi nhận hơn 72,8 triệu bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có gần 1,1 triệu người tử vong.

Ngày 12/9, Trung Quốc đại lục thông báo vừa phát hiện ổ dịch mới khi ghi nhận 22 ca lây nhiễm mới trong cộng đồng tại thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến và 26 ca nhập cảnh, không có ca tử vong mới. 

Chính quyền huyện Tiên Du, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, đã quyết định đóng cửa các địa điểm đông người, dừng dịch vụ xe buýt và tàu hỏa, đồng thời yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài, sau khi ghi nhận các ca mắc mới COVID-19 tại đây. Các nhà chức trách tỉnh này cũng thông báo đã giải trình tự bộ gene của 19 ca mắc COVID-19 cho thấy các bệnh nhân đều nhiễm biến thể Delta.

Tại Nhật Bản, phát biểu trong chương trình tọa đàm với kênh NHK hôm 12/9, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Yasutoshi Nishimura, người chịu trách nhiệm về các biện pháp phòng chống dịch ở đất nước mặt trời mọc cho hay, khoảng 60% dân số toàn quốc dự kiến sẽ được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 9, tương đương mức hiện tại ở Châu Âu. Các nhà chức trách nước này cũng đang xem xét kế hoạch nới lỏng các biện pháp chống dịch vào tháng 11 năm nay.

Theo StraitstimesIsrael cho biết đang chuẩn bị đảm bảo đủ nguồn cung vaccine trong trường hợp cần tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 4, quan chức y tế hàng đầu của nước này cho biết hôm Chủ nhật (12/9).

“Chúng tôi chưa biết khi nào sẽ triển khai việc này. Tôi hy vọng rằng việc ấy sẽ không xảy ra trong vòng sáu tháng đổ lại như lần này, vì tác dụng của liều thứ 3 có thể sẽ kéo dài lâu hơn”, lãnh đạo cơ quan y tế Israel - Nachman Ash cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Radio 103FM.

Người dân Israel tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 3 tại một phòng khám ở Jerusalem ngày 1/9 - Ảnh: Times of Israel.

Israel là quốc gia dẫn đầu thế giới về chiến dịch tiêm chủng. Quốc gia này chủ yếu sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech, đến nay đã tiêm liều 3 cho khoảng 2,8 triệu người sau khi chiến dịch tiêm nhắc lại được triển khai vào đầu tháng 8.

"Điểm nóng" về đại dịch ở Đông Nam Á vẫn chưa hạ nhiệt khi các quốc gia khu vực này vẫn đang phải vật lộn với sự hoành hành của biến thể Delta với số ca nhiễm xuất hiện ngoài cộng đồng liên tục tăng, mặc cho những nỗ lực siết chặt các biện pháp phòng dịch vẫn được áp dụng như: Cấm người dân ra vào vùng đỏ, đặt lệnh giới nghiêm ban đêm...

Trong 24 giờ qua, giới chức y tế Malaysia thông báo, nước này hôm 12/9 ghi nhận thêm 592 ca tử vong vì COVID-19, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ đầu dịch, nâng tổng số trường hợp tử vong trên toàn quốc lên con số 20.711. Từ ngày 3/10 tới, Bộ Giáo dục Malaysia sẽ thực hiện hệ thống đến trường luân phiên theo tuần đối với học sinh tiểu học và trung học để các em có thể trở lại trường học. Các trường học sẽ được mở cửa trở lại dựa trên tiêu chí đánh giá của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn.

Philippines lại đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm gia tăng trở lại, khi ngày 12/9, quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm mới đứng đầu các nước ASEAN, với 21.441 ca. Trước đó, ngày 10/9, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ký sắc lệnh kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 1 năm do đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Indonesia có tín hiệu lạc quan khi nước này ghi nhận 3.779 ca nhiễm mới trong ngày - số ca thấp nhất kể từ tháng 5 và 188 ca tử vong vào ngày 12/9.

Sự kiên nhẫn của người dân đang giảm dần tại Đông Nam Á, đặc biệt là khi họ phải chiến đấu với dịch COVID-19 lâu hơn so với hầu hết các khu vực khác trên thế giới. Tại Malaysia, người dân đã biểu tình sau khi chính phủ kéo dài biện pháp phong tỏa, dẫn đến tỷ lệ mất việc làm tăng cao nhưng số ca mắc không có dấu hiệu thuyên giảm.

Hiện nay, một số quốc gia tại Đông Nam Á chẳng hạn như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore đã bắt đầu thay đổi nhận thức, cho rằng dịch bệnh sẽ không biến mất hoàn toàn và chuyển từ chiến lược “không ca mắc” sang chiến lược “sống chung với virus”. Thay vì đếm số ca mắc theo ngày, các nước tập trung hạn chế số ca tử vong hoặc ca bệnh nặng. Điều này đặc biệt đúng với hai quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất Đông Nam Á là Singpore và Malaysia với số người được tiêm phòng đầy đủ lần lượt chiếm trên 80% và khoảng 50% dân số. 

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin