Việt Nam – Đan Mạch “bắt tay” phòng chống và quản lý bệnh không lây

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường phát biểu buổi tọa đàm

Bệnh không lây nhiễm là gánh nặng của các quốc gia đang phát triển

Cứ 10 người tử vong thì có 7 là do các bệnh không lây nhiễm

Tăng cường y tế cơ sở để phòng chống bệnh không lây nhiễm

10 người tử vong thì 7 người mắc bệnh không lây nhiễm

Theo đó, Bộ Y tế Việt Nam và Bộ Y tế Đan Mạch đang thiết lập hợp tác ngành chiến lược mới (SSC). Cụ thể, trong 2 năm tới, cán bộ y tế và các chuyên gia phía Đan Mạch và Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và kinh nghiệm để hỗ trợ và làm căn cứ để thực hiện các giải pháp phòng chống và quản lý các bệnh không lây nhiễm.

Theo ưu tiên, dự án hợp tác này bao gồm 1 cuộc hợp tác về tăng cường sức khỏe ban đầu, trong đó có phòng chống ban đầu. Đan Mạch có hệ thống bác sỹ gia đình thực hiện phòng chống, phát hiện sớm bệnh tật, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân. Chiến lược hợp tác SSC sẽ tăng cường phối hợp giữa Việt Nam - Đan Mạch trong quản lý các bệnh trong cộng đồng và tích cực giải quyết các yếu tố rủi ro như hút thuốc, rượu  bia, thiếu hoạt động thể chất, ăn uống không lành mạnh và thiếu sự tiếp cận các thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm là một thách thức lớn ở cả Đan Mạch và Việt Nam bởi những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của con người và của những gia đình có mức thu nhập thấp. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường, các bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Những bệnh này chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và 73% các trường hợp tử vong hằng năm. Ước tính nước ta có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mặc bệnh tim, phổi mạn tính và mỗi năm có khoảng 120.000 ca mắc mới ung thư.

Mặc dù rất nguy hiểm nhưng các bệnh không lây nhiễm hoàn toàn có thể phòng chống được bằng cách phòng tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều muối, nhiều chất béo bão hòa, ăn ít rau, trái cây và thiếu vận động thể lực... Các hành vi nguy cơ này sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn đường máu, mỡ máu và các bệnh không lây nhiễm khác. Ngoài ra, một giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng ngừa các bệnh mạn tính không lây nhiễm chính là sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn