“Thiếu nghiên cứu khoa học”?
Charles Benbrook, nhà nghiên cứu hữu cơ thuộc Trường Đại học Bang Washington, nhận định: “Không có bằng chứng thuyết phục rằng thực phẩm biến đổi gen an toàn khi ăn”. Trong khi đó, David Schubert, thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Salk, cũng cho rằng: “Các nghiên cứu về GMO chưa đầy đủ. Liệu những thực phẩm này đang giết chết chúng ta một cách từ từ hay về lâu dài sẽ dẫn đến những chứng bệnh nan y? Tất cả vẫn chỉ là suy đoán.”
Thực phẩm biến đổi gene vẫn chưa đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng
Tom Philpott, một phóng viên về thực phẩm và nông nghiệp cho trang tin Mother Jones, tuyên bố: “Thực phẩm GM là một mối lo ngại đối với những người bị dị ứng thực phẩm vì nó không được thử nghiệm...”
Hiệp hội Những người tiêu dùng Hữu cơ (Organic Consumers Association) lại có tuyên bố rằng cây trồng biến đổi gen được “nghiên cứu chưa đầy đủ” – lời tương truyền này vốn được thể hiện rõ trong các nhận định nêu trên – đã trở thành một lập luận chính của những người chống đối công nghệ sinh học cây trồng, nhất là các nhà hoạt động môi trường làm báo chí. Những người khởi xướng các chiến dịch chống GMO bao gồm những tín đồ hữu cơ, luôn lặp đi lặp lại nhận định rằng cây trồng GM không được đánh giá an toàn hay những nghiên cứu về tác động đối với sức khỏe và môi trường của GMO cho đến nay “hoàn toàn” do các công ty sản xuất hạt giống GM thực hiện. Do vậy, họ tuyên bố rằng người tiêu dùng đang có “niềm tin ngù ngờ” khi kết luận rằng họ không hề bị ảnh hưởng gì khi sử dụng các thực phẩm có thành phần từ cây trồng GM.
Các nghiên cứu thực tế
Họ hoàn toàn sai lầm bởi trên thực tế mọi cơ quan khoa học quốc tế hàng đầu trên thế giới đều đã đánh giá hàng trăm nghiên cứu đơn lẻ trước khi đi đến kết luận thống nhất rằng cây trồng GM là an toàn và thậm chí còn an toàn hơn thực phẩm truyền thống hay thực phẩm hữu cơ trong một số trường hợp. Nhưng mãi cho đến bây giờ sức ảnh hưởng của các nghiên cứu về công nghệ sinh học cây trồng vẫn chưa được công nhận. Đáp lại những điều này là một khoảng trống về thông tin. Thực tế, một nhóm các nhà khoa học người Ý đã tóm tắt 1.783 nghiên cứu về tính an toàn và tác động môi trường của thực phẩm GM, quả là một con số đáng kinh ngạc.
Các nhà nghiên cứu đã không tìm ra một bằng chứng đáng tinh cậy nào cho thấy thực phẩm GM có bất kỳ mối nguy hại nào đối với con người và động vật. “Các nghiên cứu khoa học được thực hiện cho đến nay không hề phát hiện thấy bất kỳ nguy cơ đáng kể nào trực tiếp liên quan đến việc sử dụng cây trồng GM,” các nhà khoa học này khẳng định.
Theo nhiều tổ chức quốc tế, các lo ngại về thực phẩm biến đổi gene đang bị thổi phồng quá mức
Nghiên cứu đánh giá này, được đăng trên tạp chí Critical Reviews in Biotechnology vào tháng 9, được thực hiện 10 suốt 10 năm (2002-2012), đã đưa ra những đánh giá về thập niên thứ 3 của công nghệ biến đổi gene.
“Mục đích của chúng tôi là tạo ra một tài liệu chuyên môn nhằm giúp những người quan tâm thuộc mọi trình độ có cái nhìn tổng thể về những gì các nhà khoa học đang làm liên quan đến sự an toàn của cây trồng biến đổi gen”, ông Alessandro Nicolia, trưởng nhóm nghiên cứu, một nhà sinh vật học ứng dụng tại Trường Đại học Perugia, khẳng định khi trao đổi với Real Clear Science. “Chúng tôi đã cố gắng có một cách tiếp cận cân bằng về vấn đề này bao gồm những vấn đề đang gây tranh cãi, các kết luận được đưa ra cho đến nay và các vấn đề mới phát sinh”.
Các kết luận có những điểm rất đáng chú ý bởi nhiều nước Châu Âu, trong đó có Italia, đã và đang không phát triển cây trồng GM theo xu hướng phát triển ở khu vực Bắc và Nam Mỹ đang làm, mặc dù các nhà khoa học Châu Âu đã đi đến những quan điểm chung hết sức tích cực về vấn đề này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Italia không chỉ bao gồm các nghiên cứu độc lập về GMO trong suốt thập kỷ qua mà còn tóm lược những kết quả nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau của công nghệ biến đổi gen như: nhận thức chung, tác động môi trường, an toàn khi tiêu dùng và khả năng truy suất nguồn gốc.
Góc độ “nhận thức chung” của các nghiên cứu này đa phần cho thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận và quy định liên quan đến cây trồng GM giữa Mỹ, Châu Âu và các nước khác. Theo Nicolia và các cộng sự của ông, do thiếu một phương thức quản lý đồng nhất và sự khoa trương phi khoa học ngày một gia tăng nên những lo ngại về GMOs đã bị thổi phồng một cách quá mức.
Các nghiên cứu về tác động môi trường là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan nghiên cứu về GM, chiếm tới 68% trong tổng số 1.783 nghiên cứu. Các nghiên cứu này đánh giá tác động môi trường ở cấp độ cây trồng, đồng ruộng và cảnh quan chung. Nicolia và các cộng sự của ông tìm thấy “rất ít hoặc không có bằng chứng” cho thấy cây trồng GM có tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh.
Một trong những lĩnh vực có số lượng nghiên cứu gia tăng nhanh nhất đó là khả năng di trú gen, khả năng các gen của cây trồng GM có thể được tìm thấy – hoặc “gây ô nhiễm”, theo lối nói của các nhà hoạt động môi trường - ở những cây trồng không biến đổi gen ở khu vực lân cận. Nicolia và các cộng sự đã tuyên bố rằng điều này đã được đánh giá và các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các cách nhằm giảm thiểu nguy cơ này thông qua nhiều cách thức khác nhau như gieo trồng cách ly và tuân thủ nghiêm ngặt các khâu sau thu hoạch. Nghiên cứu đánh giá này cũng chỉ ra rằng hiện tượng di trú gen không chỉ xảy ra đối vơi cây trồng GM mà là hiện tượng chung vẫn đang xảy ra đối với các cây trồng trong tự nhiên và các cây trồng không biến đổi gen. Nicolia và các cộng sự nhận định rằng, trong khi hiện tượng di trú gen có thể đem lại nhiều lợi ích nhờ những nghiên cứu khoa học sâu hơn, thì sự không ủng hộ của công chúng đối với việc thử nghiệm trên đồng ruộng đã làm nản lòng các nhà khoa học, nhất là ở Châu Âu.
Đã có hàng nghìn nghiên cứu về thực phẩm biến đổi gene trong 30 năm qua
Trong phạm trù thực phẩm và tiêu thụ thực phẩm, nhóm nghiên cứu đã không tìm ra một bằng chứng nào cho thấy rằng các cây trồng biến đổi gene (GM) đã được cấp phép mang bất kỳ chất độc hại hay chất gây dị ứng nào khác biệt vào chuỗi thức ăn. Toàn bộ các cây trồng GM đã được đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu về tất cả các chất gây dị ứng đã được nhận biết trước khi trồng đại trà và bất kỳ cây trồng GM nào có chứa chất gây dị ứng mới đều không được cấp phép hay phổ biến trên thị trường.
Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá độ an toàn của axit ribonucleic (RNA) bản sao trong DNA chuyển gen. Liệu các nhà khoa học có dối trá về ‘trật tự tự nhiên’ trong cuộc sống? Thực tế, con người đang sử dụng từ 0,1 đến 1 gram DNA mỗi ngày từ các thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen và thức ăn truyền thống. DNA này thường bị phân hủy trong quá trình xử lý thức ăn, và bất kỳ DNA nào tồn tại thì sau đó đều bị phân hủy trong hệ tiêu hóa. Không có bằng chứng nào cho thấy DNA được hấp thụ qua hệ thống dạ dày và ruột có thể kết hợp với các tế bào của con người như những lập luận phổ biến của những người chống biến đổi gen.
1.783 nghiên cứu này đã được gộp chung vào một hệ thống cơ sở dữ liệu công cộng có tên GENERA (Genetic Engineering Risk Atlas), một cơ sở dữ liệu về đánh giá nguy cơ của công nghệ gen được xây dựng bởi Biofortified, một trang web phi chính phủ hoạt động độc lập. Được chính thức công bố năm 2012, GENERA bao gồm các bài viết đánh giá cân bằng về nhiều khía cạnh của các nghiên cứu công nghệ gen, bao gồm thông tin căn bản về di truyền học, các nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm, tác động môi trường và tác động về mặt dinh dưỡng. GENERA cũng bao gồm hơn 650 nghiên cứu đã được ghi danh cho đến nay, nhiều nghiên cứu cũng cung cấp các dữ liệu hoàn toàn mới mẻ. Tính chung lại đã có hơn 2.000 nghiên cứu liên quan đến GMO, một tỷ lệ đáng kể đã được thực hiện một cách độc lập bởi các nhà khoa học.
Nói tóm lại, thực phẩm GM là một trong những chủ đề nghiên cứu khoa học sâu sắc nhất trong lịch sử. Năm nay là năm kỷ niệm 30 năm phát triển công nghệ gen và nghiên cứu đánh giá này đi đến kết luận rõ ràng là: không có bằng chứng đáng tin cậy rằng GMO có bất kỳ mối nguy hại khác biệt nào đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Lý do mà người ta không tin tưởng vào GMO xuất phát từ tâm lý, chính trị và những phát ngôn khoa trương.
Charles Benbrook, nhà nghiên cứu hữu cơ thuộc Trường Đại học Bang Washington, nhận định: “Không có bằng chứng thuyết phục rằng thực phẩm biến đổi gen an toàn khi ăn”. Trong khi đó, David Schubert, thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Salk, cũng cho rằng: “Các nghiên cứu về GMO chưa đầy đủ. Liệu những thực phẩm này đang giết chết chúng ta một cách từ từ hay về lâu dài sẽ dẫn đến những chứng bệnh nan y? Tất cả vẫn chỉ là suy đoán.”
Tom Philpott, một phóng viên về thực phẩm và nông nghiệp cho trang tin Mother Jones, tuyên bố: “Thực phẩm GM là một mối lo ngại đối với những người bị dị ứng thực phẩm vì nó không được thử nghiệm...”
Hiệp hội Những người tiêu dùng Hữu cơ (Organic Consumers Association) lại có tuyên bố rằng cây trồng biến đổi gen được “nghiên cứu chưa đầy đủ” – lời tương truyền này vốn được thể hiện rõ trong các nhận định nêu trên – đã trở thành một lập luận chính của những người chống đối công nghệ sinh học cây trồng, nhất là các nhà hoạt động môi trường làm báo chí. Những người khởi xướng các chiến dịch chống GMO bao gồm những tín đồ hữu cơ, luôn lặp đi lặp lại nhận định rằng cây trồng GM không được đánh giá an toàn hay những nghiên cứu về tác động đối với sức khỏe và môi trường của GMO cho đến nay “hoàn toàn” do các công ty sản xuất hạt giống GM thực hiện. Do vậy, họ tuyên bố rằng người tiêu dùng đang có “niềm tin ngù ngờ” khi kết luận rằng họ không hề bị ảnh hưởng gì khi sử dụng các thực phẩm có thành phần từ cây trồng GM.
Các nghiên cứu thực tế
Họ hoàn toàn sai lầm bởi trên thực tế mọi cơ quan khoa học quốc tế hàng đầu trên thế giới đều đã đánh giá hàng trăm nghiên cứu đơn lẻ trước khi đi đến kết luận thống nhất rằng cây trồng GM là an toàn và thậm chí còn an toàn hơn thực phẩm truyền thống hay thực phẩm hữu cơ trong một số trường hợp. Nhưng mãi cho đến bây giờ sức ảnh hưởng của các nghiên cứu về công nghệ sinh học cây trồng vẫn chưa được công nhận. Đáp lại những điều này là một khoảng trống về thông tin. Thực tế, một nhóm các nhà khoa học người Ý đã tóm tắt 1.783 nghiên cứu về tính an toàn và tác động môi trường của thực phẩm GM, quả là một con số đáng kinh ngạc.
Các nhà nghiên cứu đã không tìm ra một bằng chứng đáng tinh cậy nào cho thấy thực phẩm GM có bất kỳ mối nguy hại nào đối với con người và động vật. “Các nghiên cứu khoa học được thực hiện cho đến nay không hề phát hiện thấy bất kỳ nguy cơ đáng kể nào trực tiếp liên quan đến việc sử dụng cây trồng GM,” các nhà khoa học này khẳng định.
Theo nhiều tổ chức quốc tế, các lo ngại về thực phẩm biến đổi gene đang bị thổi phồng quá mức
Nghiên cứu đánh giá này, được đăng trên tạp chí Critical Reviews in Biotechnology vào tháng 9, được thực hiện 10 suốt 10 năm (2002-2012), đã đưa ra những đánh giá về thập niên thứ 3 của công nghệ biến đổi gene.
“Mục đích của chúng tôi là tạo ra một tài liệu chuyên môn nhằm giúp những người quan tâm thuộc mọi trình độ có cái nhìn tổng thể về những gì các nhà khoa học đang làm liên quan đến sự an toàn của cây trồng biến đổi gen”, ông Alessandro Nicolia, trưởng nhóm nghiên cứu, một nhà sinh vật học ứng dụng tại Trường Đại học Perugia, khẳng định khi trao đổi với Real Clear Science. “Chúng tôi đã cố gắng có một cách tiếp cận cân bằng về vấn đề này bao gồm những vấn đề đang gây tranh cãi, các kết luận được đưa ra cho đến nay và các vấn đề mới phát sinh”.
Các kết luận có những điểm rất đáng chú ý bởi nhiều nước Châu Âu, trong đó có Italia, đã và đang không phát triển cây trồng GM theo xu hướng phát triển ở khu vực Bắc và Nam Mỹ đang làm, mặc dù các nhà khoa học Châu Âu đã đi đến những quan điểm chung hết sức tích cực về vấn đề này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Italia không chỉ bao gồm các nghiên cứu độc lập về GMO trong suốt thập kỷ qua mà còn tóm lược những kết quả nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau của công nghệ biến đổi gen như: nhận thức chung, tác động môi trường, an toàn khi tiêu dùng và khả năng truy suất nguồn gốc.
Góc độ “nhận thức chung” của các nghiên cứu này đa phần cho thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận và quy định liên quan đến cây trồng GM giữa Mỹ, Châu Âu và các nước khác. Theo Nicolia và các cộng sự của ông, do thiếu một phương thức quản lý đồng nhất và sự khoa trương phi khoa học ngày một gia tăng nên những lo ngại về GMOs đã bị thổi phồng một cách quá mức.
Các nghiên cứu về tác động môi trường là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan nghiên cứu về GM, chiếm tới 68% trong tổng số 1.783 nghiên cứu. Các nghiên cứu này đánh giá tác động môi trường ở cấp độ cây trồng, đồng ruộng và cảnh quan chung. Nicolia và các cộng sự của ông tìm thấy “rất ít hoặc không có bằng chứng” cho thấy cây trồng GM có tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh.
Một trong những lĩnh vực có số lượng nghiên cứu gia tăng nhanh nhất đó là khả năng di trú gen, khả năng các gen của cây trồng GM có thể được tìm thấy – hoặc “gây ô nhiễm”, theo lối nói của các nhà hoạt động môi trường - ở những cây trồng không biến đổi gen ở khu vực lân cận. Nicolia và các cộng sự đã tuyên bố rằng điều này đã được đánh giá và các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu các cách nhằm giảm thiểu nguy cơ này thông qua nhiều cách thức khác nhau như gieo trồng cách ly và tuân thủ nghiêm ngặt các khâu sau thu hoạch. Nghiên cứu đánh giá này cũng chỉ ra rằng hiện tượng di trú gen không chỉ xảy ra đối vơi cây trồng GM mà là hiện tượng chung vẫn đang xảy ra đối với các cây trồng trong tự nhiên và các cây trồng không biến đổi gen. Nicolia và các cộng sự nhận định rằng, trong khi hiện tượng di trú gen có thể đem lại nhiều lợi ích nhờ những nghiên cứu khoa học sâu hơn, thì sự không ủng hộ của công chúng đối với việc thử nghiệm trên đồng ruộng đã làm nản lòng các nhà khoa học, nhất là ở Châu Âu.
Trong phạm trù thực phẩm và tiêu thụ thực phẩm, nhóm nghiên cứu đã không tìm ra một bằng chứng nào cho thấy rằng các cây trồng biến đổi gene (GM) đã được cấp phép mang bất kỳ chất độc hại hay chất gây dị ứng nào khác biệt vào chuỗi thức ăn. Toàn bộ các cây trồng GM đã được đánh giá dựa trên cơ sở dữ liệu về tất cả các chất gây dị ứng đã được nhận biết trước khi trồng đại trà và bất kỳ cây trồng GM nào có chứa chất gây dị ứng mới đều không được cấp phép hay phổ biến trên thị trường.
Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá độ an toàn của axit ribonucleic (RNA) bản sao trong DNA chuyển gen. Liệu các nhà khoa học có dối trá về ‘trật tự tự nhiên’ trong cuộc sống? Thực tế, con người đang sử dụng từ 0,1 đến 1 gram DNA mỗi ngày từ các thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen và thức ăn truyền thống. DNA này thường bị phân hủy trong quá trình xử lý thức ăn, và bất kỳ DNA nào tồn tại thì sau đó đều bị phân hủy trong hệ tiêu hóa. Không có bằng chứng nào cho thấy DNA được hấp thụ qua hệ thống dạ dày và ruột có thể kết hợp với các tế bào của con người như những lập luận phổ biến của những người chống biến đổi gen.
1.783 nghiên cứu này đã được gộp chung vào một hệ thống cơ sở dữ liệu công cộng có tên GENERA (Genetic Engineering Risk Atlas), một cơ sở dữ liệu về đánh giá nguy cơ của công nghệ gen được xây dựng bởi Biofortified, một trang web phi chính phủ hoạt động độc lập. Được chính thức công bố năm 2012, GENERA bao gồm các bài viết đánh giá cân bằng về nhiều khía cạnh của các nghiên cứu công nghệ gen, bao gồm thông tin căn bản về di truyền học, các nghiên cứu về tiêu dùng thực phẩm, tác động môi trường và tác động về mặt dinh dưỡng. GENERA cũng bao gồm hơn 650 nghiên cứu đã được ghi danh cho đến nay, nhiều nghiên cứu cũng cung cấp các dữ liệu hoàn toàn mới mẻ. Tính chung lại đã có hơn 2.000 nghiên cứu liên quan đến GMO, một tỷ lệ đáng kể đã được thực hiện một cách độc lập bởi các nhà khoa học.
Nói tóm lại, thực phẩm GM là một trong những chủ đề nghiên cứu khoa học sâu sắc nhất trong lịch sử. Năm nay là năm kỷ niệm 30 năm phát triển công nghệ gen và nghiên cứu đánh giá này đi đến kết luận rõ ràng là: không có bằng chứng đáng tin cậy rằng GMO có bất kỳ mối nguy hại khác biệt nào đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Lý do mà người ta không tin tưởng vào GMO xuất phát từ tâm lý, chính trị và những phát ngôn khoa trương.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất
Bình luận của bạn