Khổng Tử là một người thầy vĩ đại về đạo làm người
Cảm động những cuốn sách về tình thầy trò xưa-nay
Các nạn nhân vụ thầy giáo tạt axit đã xuất viện
Lớp học "đặc biệt" của thầy giáo khuyết tật
Lá thư tuyệt mệnh của cô giáo buộc con vào người tự tử
1. Khổng Tử (551 - 479 TCN)
Khổng Tử là một nhà giáo, nhà hiền triết vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời là người sáng lập ra Nho giáo. Tư tưởng của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các nền văn hóa Đông Á. Người Trung Quốc gọi ông là 'Bậc thầy của muôn đời'. Khổng Tử dạy lòng nhân từ là nền tảng của đạo đức. Ngoài các khái niệm cốt lõi của lòng nhân từ, nguyên tắc quan trọng khác từ giáo lý Khổng Tử bao gồm sự công bình và chính nghĩa, học tập và trí tuệ, trung thực và đáng tin cậy, cũng như lòng hiếu thảo, lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ.
2. Aristotle (384 - 322 TCN)
Aristotle là một nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại, được coi là học trò xuất sắc của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Hiểu biết của Aristotle vô cùng rộng lớn trên nhiều lĩnh vực cả khoa học lẫn nghệ thuật. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Aristotle là một nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại
Trường học do Aristotle mở ra được nhận xét là trường học tiên tiến nhất trong thời kỳ cổ đại. Ở đây, ông không chỉ dạy kiến thức mà còn cùng học trò đi bộ, quan sát, bàn luận và học hỏi từ những quan sát đó. Sau này, cách giảng dạy của Aristotle đã hình thành nên một trường phái trong ngành giáo dục mang tên 'peripatos' (tiêu dao học).
3. Socrates
Socrates là một triết gia Hy Lạp cổ đại, được coi là cha đẻ của triết học phương Tây. Học trò nổi tiếng của ông là đại hiền triết Plato. Là một nhà giáo, Socrates dạy học trò của mình cách đặt câu hỏi và tự vận động suy nghĩ. Ông tin rằng "cuộc sống là vô giá trị trừ khi bạn luôn đặt ra các câu hỏi". Đây được coi là một triết lý mới, một bước tiến trong việc khám phá kiến thức mới và sự hiểu biết mới về cuộc sống xung quanh. Cách giảng dạy của ông được gọi là Phương pháp Socrates.
Socrates là một triết gia Hy Lạp cổ đại
4. Friedrich Froebel (1782 - 1852)
Freidrich Froebel (1782-1852) một nhà giáo dục lỗi lạc người Đức. Ông được biết đến là "cha đẻ" của nhà trẻ - một cấp bậc quan trọng trong nền giáo dục hiện đại. Trước thế kỷ 19, vấn đề giáo dục trẻ em trước khi 7 tuổi ít được quan tâm. Freidrich Froebel đã thành lập nhà trẻ đầu tiên trên thế giới tại Đức vào năm 1837, giáo dục dựa trên phương châm "vui chơi và hoạt động", nuôi dưỡng sự sáng tạo thông qua việc triển khai một chuỗi hệ thống các "món quà" (bong màu sắc, khối lắp ghép hình học,…). Mục tiêu hướng đến là giáo dục trẻ em cách tìm hiểu, quan sát, sự sáng tạo và thể hiện thông qua các trò chơi.
Freidrich Froebel (1782-1852) một nhà giáo dục lỗi lạc người Đức
5. Anne Sullivan (1866–1936)
Anne Sullivan là một giáo viên người Mỹ nổi tiếng trong lịch sử ngành giáo dục. Anne Sullivan là người thầy, người bạn đồng hành trong suốt cuộc đời của Helen Keller - một trong những danh nhân được thế giới ngưỡng mộ nhất của thế kỷ 20.
Anne Sullivan là một giáo viên người Mỹ nổi tiếng trong lịch sử ngành giáo dục
6. Maria Montesori
Maria Montesori, sinh năm 1870 - một bác sĩ, một nhà giáo dục người Ý - được coi là một trong những người thầy vĩ đại nhất thế kỷ XX. Bà đã thành lập "Ngôi nhà của trẻ", được coi là trường học dành riêng cho trẻ em đầu tiên ở Rome, Ý.
Maria Montesori, sinh năm 1870 - một bác sĩ, một nhà giáo dục người Ý
Triết lý giáo dục của Tiến sĩ Maria Montessori được phát triển là kết quả của sự quan sát của về cách học tự nhiên của trẻ em. Lớp học đầu tiên của Tiến sĩ Maria Montessori bao gồm 50-60 trẻ em, lứa tuổi 3-6, và hầu hết đều là những đứa trẻ suy dinh dưỡng và nhút nhát và sợ hãi vì chúng sống trong khu ổ chuột của thành phố Florence, Italy.
7. Fukuzawa Yukichi
Fukuzawa Yukichi (1835-1901), thông dịch viên, nhà giáo hàng đầu của Nhật Bản cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị.
Fukuzawa Yukichi - thông dịch viên, nhà giáo hàng đầu của Nhật Bản cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị
Fukuzawa đã đóng góp to lớn vào hiện đại hóa đất nước bằng việc học hỏi và áp dụng văn hóa phương Tây. Ông mở trường học Keio-gijuku nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước trong các lĩnh vực kinh tế, công nghiệp và chính trị. Ngày nay, trường Đại học Keio là một trong những trường Đại học lớn nhất Nhật Bản...
8. Booker T. Washington (1856 - 1915)
Booker T.Washington, nhà giáo dục và người lãnh đạo da đen nổi bật nhất. Sự đóng góp lớn nhất của Booker T. Washington là hình thành và phát triển Học viện Tuskegee cho người Mỹ gốc Phi. Ngoài ra, ông đã mở rộng ý tưởng tại trường Tuskegee và giúp làm những người nông dân vừa học tại trường, vừa tham gia sản xuất cho xã hội, tự cung tự cấp.
Booker T.Washington, nhà giáo dục và người lãnh đạo da đen nổi bật nhất
9. Albert Einstein (1879 – 1955)
Năm 1921, Einstein dành giải Nobel Vật lý cho sự phục vụ của ông với môn Vật lý lý thuyết và khám phá về hiệu ứng quang điện. Đóng góp của ông cho nền khoa học và giáo dục thế giới có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Ngoài các lý thuyết tương đối, Einstein cũng được biết đến với những đóng góp cho sự phát triển của lý thuyết lượng tử mà ngày nay vẫn tiếp tục được dạy cho các học sinh trên toàn thế giới.
Einstein dành giải Nobel Vật lý cho sự phục vụ của ông với môn Vật lý lý thuyết và khám phá về hiệu ứng quang điện
10. Jaime Escalante (1930 - 2010)
Jaime Escalante là một giáo viên dạy toán người Bolivia nổi tiếng. Năm 1974, Escalante nhận công việc giảng dạy toán học tại trường trung học Garfield ở Đông Los Angeles, một ngôi trường được biết đến với ma túy, bạo lực, và các sinh viên có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Ông vực dậy tinh thần các học trò của mình hướng đến một tương lai tươi sáng hơn bằng cách dạy họ giá trị của việc học tập và những lợi ích của một nền giáo dục tốt.
Jaime Escalante là một giáo viên dạy toán người Bolivia nổi tiếng
Năm 1988, một cuốn sách đã được viết về ông với tựa đề Jaime Escalante: Giáo viên tốt nhất nước Mỹ, và một bộ phim truyền cảm hứng có tên 'Stand and Deliver' lấy cảm hứng từ câu chuyện thực tế về người thầy vĩ đại Jaime Escalante, được coi là một trong những bộ phim xúc động nhất về tình thầy trò.
11. Randy Pausch
'Bài giảng cuối cùng' của Randy Pausch làm rung động trái tim của hàng triệu độc giả trên thế giới
Randy Pausch giảng dạy môn khoa học máy tính tại Đại học Virginia 9 năm trước khi gia nhập là giảng viên Đại học Carnegie Mellon của năm 1997. Giáo sư Randy Pausch đã đứng trước khoảng 400 sinh viên và giảng viên tại Đại học Carnegie Mellon vào ngày 18 tháng chín năm 2007 để mang đến bài giảng cuối cùng chưa từng có của cuộc đời ông. "Bài giảng cuối cùng" làm rung động trái tim của hàng triệu độc giả trên thế giới, là một trong những di ngôn của Giáo sư Randy Pausch trước khi qua đời do căn bệnh ung thư tuyến tụy.
Bình luận của bạn