4 dấu hiệu bệnh ở chân bạn nên đi khám suy giãn tĩnh mạch

Sưng mỏi chân do suy giãn tĩnh mạch chân thường bị chị em nhầm lẫn với tình trạng mỏi chân do đi giày cao gót cả ngày

Suy giãn tĩnh mạch: Nỗi lo của đôi chân

Bệnh suy giãn tĩnh mạch

5 triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bạn nên biết

Thiết bị mới điều trị giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay suy tĩnh mạch là bệnh mạn tính, thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác song hiện nay nó cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ. 
Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới.
Đây là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, tức là việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả nữa, gây ứ đọng máu ở phần thấp của chân và lan lên dần. Mới đầu, người bệnh có thể thấy những hình mạng nhện màu đỏ hoặc màu xanh ở bắp chân. Khi bệnh nặng hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến người bệnh có cảm giác khó chịu ở chân: Căng tức ở bắp chân, mỏi chân... và có các biểu hiện của hội chứng chân không nghỉ (phải rung hoặc gác chân mới có cảm giác dễ chịu).
Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.
Sưng, mỏi chân; Nặng bắp chân; Kiến bò dọc cẳng chân; Chuột rút ban đêm có thể là những biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Tuy nhiên, nhiều người không chú tâm đến nó mà chỉ nghĩ mỏi chân vì đi cả ngày, mang đôi giày quá chật...
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là phụ nữ trong độ tuổi 35 -50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều.
Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sỹ áp dụng các biện pháp khác nhau: Điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy... Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày, chú ý giữ cân nặng cơ thể hợp lý, bỏ thuốc lá... Tuyệt đối không ngâm chân trong nước nóng vì sẽ làm tĩnh mạch giãn nở thêm, chân có thể bị sưng to, gây đau nhức thêm.
Đi khám ngay khi có những dấu hiệu trên và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân.
Chương trình tầm soát suy tĩnh mạch mạn tính miễn phí diễn ra trong tháng 7 - 8 tại nhiều bệnh viện lớn của Hà Nội và TP.HCM nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị bệnh, ngăn ngừa bệnh không tiến triển đến các giai đoạn nặng hơn.
Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Saint Paul.
Tại TP.HCM: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Tân Phú, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 115 và Bệnh viện Trưng Vương.
Thời gian: Tháng 7 và tháng 8
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn