4 loại rau, gia vị có sức mạnh ngang ngửa kháng sinh

Ảnh minh họa.

Bỏ ngay thói quen nhổ tóc, nặn mụn đầu đen, dụi mắt... vì lý do này

Tử vi 12 cung hoàng đạo thứ năm (20/4/2017)

Khô hạn sau sinh không còn là nỗi lo

Quan niệm cơ thể “hoàn hảo” của người phụ nữ thay đổi thế nào?

Tỏi
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm. Khi ăn có tác dụng giải độc, sát trùng, làm ấm tỳ vị. Hoàn toàn có thể ngâm tỏi với nước mắm, ăn sống tỏi để chữa nhiều bệnh như đau bụng, phù thũng, tiêu chảy, sốt rét, ho gà...
Tác dụng đáng kể nhất của tỏi phải kể đến là chống cơn cảm lạnh. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp allicin giảm hơn 60% nguy cơ cảm cúm.
Tỏi không chỉ là gia vị tôn thêm vị ngon của món ăn mà chúng còn được sử dụng như phương thuốc từ lâu đời. Trong thành phần của tỏi có chất diallyl sulphide giúp dễ dàng tấn công lớp màng nhầy bảo vệ vi khuẩn. Thông thường lớp màng này rất khó để thâm nhập bởi kháng sinh thì chất trên có thể tiêu diệt.
Nghệ
Đây cũng là loại thảo dược, gia vị rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Trong củ nghệ có chứa chất curcumin - đây là hoạt chất có thể kháng sinh rất mạnh. Chúng tấn công các vùng viêm và tái tạo tế bào nhanh chóng. Điều này có thể nhận thấy, nghệ rất phù hợp trong việc hàn gắn các vết viêm loét ở dạ dày.
Trong thành phần của củ nghệ còn có các chất chống oxy hóa, chống ung thư, kháng đột biến, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn giúp thải độc gan, giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Uống tinh bột nghệ thường xuyên cũng có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, kháng lại các vết viêm loét đáng kể.
Mật ong
Mật ong không chỉ thêm vào nước giải khát để tăng thêm vị ngon mà còn có tác dụng trong ăn uống và chữa bệnh. Mật ong là hợp chất gồm polyphenol, hydrogen peroxide đều có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm cho vi khuẩn không có cơ hội phát triển và sinh sôi. Theo các nghiên cứu, mật ong có thể tấn công các màng sinh học - nơi vi khuẩn trú ngụ.
Trong mật ong có chứa chất chống oxy hóa mạnh cho nên chúng được dùng để chữa nhiệt miệng, viêm họng... phát huy hiệu quả đáng kể.
Các chuyên gia Khoa Vi sinh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Y học Amsterdam (Hà Lan) cũng đã phát hiện hệ miễn dịch của ong sản xuất ra một chất protid có tên là defensin-1, có trong thành phần của mật có tác dụng diệt vi khuẩn rất hiệu quả, đặc biệt có thể dùng để chữa bỏng và các vết nhiễm trùng trên da. 
Diếp cá
Diếp cá có vị cay, là vị rau thơm quen thuộc. Tuy nhiên, đây cũng là loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn. Theo Đông y, trong diếp cá có vị cay, hơi lạnh đi vào phế và can giúp thanh nhiệt giải độc. Cho nên, có thể uống diếp cá khi phù nề, hội chứng lỵ cấp hoặc viêm phế quản, sốt cao.
Trong diếp cá có Zeaxanthin là chất hỗ trợ chống thoái hóa điểm vàng và chống oxy hóa mạnh. Chất này không thể tạo ra được mà chỉ khi ăn diếp cá mới có thể hấp thụ vào người.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin