4.000 tỷ đồng mà “siêu lừa” Huyền Như chiếm đoạt sẽ đi về đâu?

"Siêu lừa" Huyền Như bị dẫn vào phiên xét xử phúc thẩm

Đánh sập trang web lừa đảo quy mô lớn

Lập công ty bán hàng đa cấp để lừa đảo

91 nhân viên y tế bị Mỹ cáo buộc lừa đảo

"Thiên Ngọc Minh Uy có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản"

Thuê xe ôm đóng vai Thứ trưởng Bộ Y tế để lừa đảo chạy việc

“36 kế” lừa đảo…

Với mỗi người, mỗi ngân hàng, Huyền Như lại có một “mánh” riêng để có được những pha lừa đảo ngoạn mục.

Tại phiên tòa, bị cáo Huyền Như thừa nhận đã thực hiện 14 hợp đồng, mẫu dấu, chữ ký giả ủy thác đầu tư và phụ lục hợp đồng kèm theo được ký giữa Công ty SBBS (Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya) với Vietinbank, Chi nhánh Nhà Bè. Mẫu dấu của Công ty SBBS và chữ ký của các bà Yei Pheek Joo, Tổng Giám đốc Công ty SBBS trên các lệnh chi cũng bị Như làm giả.

Để chiếm đoạt 225 tỷ đồng của Công ty SBBS, Như đã yêu cầu công ty này mở tài khoản tại Vietbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Khi SBBS chuyển tiền vào tài khoản của công ty này tại Vietbank Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Như đã làm giả các lệnh chi để chuyển trả cho các tổ chức và cá nhân mà Như vay trước đó.

Để chuyển số tiền của Công ty SBBS ra khỏi tài khoản, Huyền Như đã mượn tài khoản của mẹ chồng giao dịch viên Phạm Thị Tuyết Anh (Phòng giao dịch Điện Biên Phủ).

Tại phiên tòa, bị cáo Tuyết Anh khai, Huyền Như đề nghị cho mượn tài khoản của mẹ chồng mình để chuyển tiền giúp khách hàng nên đồng ý, chứ không biết Như chiếm đoạt, cũng như thực hiện lệnh chi tiền giả.

Bà Nguyễn Thị Thơm cho rằng, con dâu nói bị áp lực chỉ tiêu nên cần mở tài khoản. Sau đó, gia đình gửi tiền vào đây. Bà không biết Phòng giao dịch Điên Biên Phủ đã dùng tài khoản này chuyển tiền vào, rút tiền đi để chiếm đoạt. Khi cơ quan điều tra mời lên làm việc, bà mới biết.

Bị cáo Võ Anh Tuấn - Người bị cáo buộc giúp Huyền Như lừa đảo 1.600 tỷ đồng

Huyền Như đã thông qua phó phòng kế toán ACB, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh huyện Nhà Bè, làm giả hợp đồng tiền gửi, ký giả chữ ký của Võ Anh Tuấn (Phó Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè), đóng giả dấu của Vietinbank để huy động 50 tỷ đồng của ACB thông qua hai người gửi là Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm.

Huyền Như yêu cầu hai người này mở tài khoản tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, đồng thời đưa hồ sơ mở tài khoản cho Tuấn. Sau đó, Tuấn giao cho cấp dưới đưa cho Huyền Như. Tuy nhiên, Huyền Như không đưa hồ sơ này đi mở tài khoản mà làm giả hồ sơ, ký giả chữ ký của Nguyệt và Năm. Sau đó, Huyền Như đưa bộ hồ sơ giả cho cấp dưới đi mở tài khoản tại phòng giao dịch Vietinbank, chi nhánh Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM).

Khi Nguyệt và Năm chuyển tiền vào tài khoản của họ tại Vietinbank, Huyền Như đã lập các lệnh chi giả, ký giả chữ ký của hai người này để chuyển 24,6 tỷ đồng từ tài khoản của Nguyệt và 25,4 tỷ đồng từ tài khoản của Năm vào tài khoản của cấp dưới. Đồng thời, người này làm lệnh chi để Huyền Như chiếm đoạt 50 tỷ đồng của ACB. Vì ham lợi, ACB vẫn chưa dừng việc gửi tiền trái pháp luật vào Vietinbank. ACB tiếp tục sử dụng 17 nhân viên của mình, ủy thác cho họ đem số tiền gần 669 tỷ đồng vào Vietinbank, lãi suất 14% và lãi ngoài từ 3,8 đến 4%.

Để chiếm được số tiền không lồ của ACB, Huyền Như “câu, nhử” bằng cách trích trả ngay hơn 10 tỷ đồng tiền lãi ngoài hợp đồng cho ACB. Huyền Như yêu cầu 17 nhân viên ACB đứng tên gửi tiền mở tài khoản cá nhân tại Vietinbank, đồng thời đề nghị Vietinbank ký 32 hợp đồng tiền gửi với 17 cá nhân gửi tiền. Như giao toàn bộ 32 hợp đồng tiền gửi cho các cá nhân đứng tên gửi tiền.

Nhiều bị hại sẽ “trắng tay”?

Rất nhiều đơn kháng cáo yêu cầu Vietinbank bồi thường số tiền Huyền Như chiếm đoạt

Hiện tại, Cơ quan điều tra thu giữ, kê biên của Huyền Như được một số tài sản gồm 39 tỷ đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, Huyền Như nộp 8 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả; Thu hồi hơn 31 tỷ đồng tiền mà thị đã thanh toán để mua nhà, đất của 5 công ty Bất động sản và các tài sản khác.

Ngoài ra, cơ quan công an cũng thu giữ của Huyền Như ba xe là ôtô hiệu Lexus LX 570 màu trắng, ôtô tám chỗ hiệu Toyota ZACE-GL và ôtô bốn chỗ hiệu Honda Civic màu đỏ. Tổng cộng ba chiếc xe có trị giá 4,56 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Huyền Như còn bị kê biên 13 bất động sản gồm căn hộ, nhà xưởng, nhà đất có tổng trị giá 185,33 tỷ đồng. Trong đó, có cả căn biệt thự H2 tại dự án The Nam Hải resort ở Hội An (tỉnh Quảng Nam) mà Huyền Như “xin” lại cho mẹ...?!

Mẹ Huyền Như tiến sát xe phạm động viên con gái

Ước lượng số tài sản Huyền Như bị kê biên hiện tại có giá gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh với số tiền bị cáo này đã chiếm đoạt trong vụ án thì quá nhỏ. Thế nhưng, trong phần kháng cáo của mình, ngoài việc “xin” căn biệt thự H2 tại dự án The Nam Hải resort, Huyền Như còn xin lại một căn nhà khác với lý do “để nuôi con nhỏ”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong phiên tòa phúc thẩm, bản chất vụ án sẽ không thay đổi. Điều này đồng nghĩa, Huyền Như sẽ tiếp tục nhận mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải bồi thường toàn bộ gần 4.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt.

Như vậy, nếu phiên tòa phúc thẩm của vụ án này không có nhiều đột phá thì Huyền Như phải chịu gần như hoàn toàn trách nhiệm về dân sự của vụ án. Trước mắt, tài sản kê biên, tạm giữ của Huyền Như quá nhỏ so với số tiền đã chiếm đoạt. Điều này đồng nghĩa, Huyền Như không đủ khả năng thanh toán cho những người bị hại trong vụ án. Tức là, sẽ có không ít bị hại vẫn sẽ “trắng tay” khi phiên tòa phúc thẩm kết thúc.

Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Huyền Như vay trên 200 tỷ đồng với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản ở nhiều tỉnh thành. Từ năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, Như nảy sinh ý định lợi dụng quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, giả danh Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP.HCM huy động tiền của các khách hàng rồi chiếm đoạt.

Với tư cách là trưởng phòng giao dịch, Như đã đưa ra mức lãi suất cao để dụ các tổ chức, cá nhân sau đó thực hiện hàng loạt hành vi gian dối như làm giả 8 con dấu của các đơn vị, giả chữ ký và lừa luôn lãnh đạo Vietinbank để chiếm đoạt tổng cộng gần 4.000 tỷ đồng của 3 ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân.

Hồi cuối tháng 1, sau gần một tháng xét xử, TAND TP HCM đã tuyên phạt Huỳnh Thị Huyền Như mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6 năm tù về tội Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải chấp hành là chung thân.
Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin