6 điều cần biết về TPCN cho bệnh thoái hóa khớp

Làm thế nào để chọn được loại TPCN tốt nhất?

Phòng thoái hóa khớp lúc giao mùa bằng thực phẩm

Chữa thoái hóa khớp bằng cách nào?

Hơn 78% bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người béo phì

Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi – Phải làm sao?

Nhằm giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn hợp lý, Trung tâm Quốc gia về Liệu Pháp Bổ sung và  Thay thế (Mỹ) đã chỉ ra sáu điều cần lưu ý về thành phần của các sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp:

1. Glucosamine và chondroitin là hai thành phần phổ biến trong các sản phẩm TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hai thành phần này không thực sự phát huy hiệu quả đối với các tổn thương do thoái hóa khớp đầu gối hoặc xương hông.

Độ an toàn: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng glucosamine và chondroitin có thể tương tác với thuốc chống đông máu warfarin (Coumadin). Tuy nhiên, nhìn chung chúng không có tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

2. Dimethyl sulfoxide (DMSO) và Methylsulfonylmethane (MSM) cũng là các thành phần thường gặp trong dòng sản phẩm TPCN dành cho bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được DMSO và MSM hữu ích với các triệu chứng của căn bệnh này.

Độ an toàn: DMSO có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, kích ứng da, làm cho hơi thở và cơ thể có mùi tỏi. Một số tác dụng phụ nhỏ khi dùng MSM bao gồm: Dị ứng, đau bụng và phát ban.

ASU có trong bơ có thể làm dịu bớt các triệu chứng  khớp

3. S-Adenosyl-L-methionine (SAMe) là một phân tử được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và có thể bổ sung qua TPCN. SAMe thường được biết đến với tác dụng bổ não và xương khớp nhưng chưa chứng minh được hiệu quả trong hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hoặc xương hông.

Độ an toàn: SAMe được coi là an toàn nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, đổ mồ hôi, căng thẳng và các vấn đề về tiêu hóa.

4. Avocado/soybean unsaponifiables (ASU - Cao toàn phần không xà phòng hóa dầu quả bơ/đậu nành) đã được chứng minh là có thể làm dịu bớt các triệu chứng viêm khớp.

5. Một số loại TPCN hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp có chứa thành phần thảo dược. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của các các loại thảo dược này vẫn chưa được chứng minh.

6. Nếu bạn có ý định sử dụng TPCN để hỗ trợ bệnh viêm khớp mạn tính, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia và đừng quên tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sỹ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp:
- Tuổi tác: Các bệnh nhân bị thoái hóa khớp thường biểu hiện triệu chứng khi gần 50 tuổi, kéo dài cho tới già.
- Tiền sử gia đình.
- Thừa cân, béo phì.
- Sử dụng khớp quá mức trong thời gian dài, ví dụ khuỷu tay ở vận động viên tennis.
- Một vài bệnh lý khác cũng có thể góp phần gây ra thoái hóa khớp, bao gồm: Rối loạn về đông máu (hemophilia), những bệnh lý ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho khớp, các dạng viêm khớp khác.
- Thoái hóa khớp thường gặp và nặng hơn ở phụ nữ, đặc biệt là ở khớp gối và bàn tay.
Kim Chi H+ (Theo nccih.nih.gov)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng