Thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi – Phải làm sao?

Thoái hóa khớp gối gây sưng đau, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày

Khắc phục chứng tiểu đêm ở người cao tuổi

Số người cao tuổi tăng gấp 3 vào năm 2050

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa đông

Parkinson - Nỗi lo của người cao tuổi

Cách phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối – Hiểu đúng để điều trị đúng

Khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cơ thể gồm có bao khớp bọc xung quanh, sụn mềm đệm giữa 2 đầu xương, dịch nhầy để khớp được trơn láng khi cử động. Thoái hóa khớp là hư hỏng xảy ra ở sụn khớp là chính, kèm theo là phản ứng đầu xương tại khớp và giảm thiểu dịch nhầy về số lượng và chất lượng.

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mòn lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối, dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, làm biến dạng khớp gối. Thoái hóa khớp thường gặp ở người sau 40 tuổi, nhất là trên 60 tuổi. Nhưng quá trình thoái hóa khớp thực sự đã xảy ra trước đó từ những năm 20 tuổi.

Mô phỏng quá trình của thoái hóa khớp 

Hầu hết thoái hóa khớp ở người cao tuổi là nguyên phát nghĩa là không kèm theo những yếu tố sau đây tham gia trong quá trình thoái hóa khớp: Tuổi cao, tình trạng béo phì, tính di truyền, chấn thương nhẹ mạn tính ở khớp. Tuy nhiên, thoái hóa khớp cũng có thể là thứ phát nghĩa là do những nguyên nhân cụ thể xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, chấn thương khớp nặng, đái tháo đường, suy tuyến giáp trạng...

Thoái hóa khớp nguyên phát thường gặp ở người cao tuổi và trong trường hợp này tuổi tác đóng vai trò quan trọng. Sụn trong quá trình lão hóa chống đỡ kém, dễ bị hư hỏng khi cử động và béo phì với cân nặng dư thừa góp phần làm tăng thêm gánh nặng cho các khớp nhất là khớp háng, khớp gối. Trong các sinh hoạt hàng ngày, các chấn thương nhẹ mạn tính tại khớp dễ xảy ra nếu người già không chú ý như khuân vác hay xách đồ nặng làm tăng gánh nặng cho khớp cột sống, khớp gối, khớp háng, khớp ở gót chân. Các chấn thương tại khớp mạnh hơn như đá bóng làm tổn thương khớp gối nặng là nguyên nhân thường gặp của thoái hóa khớp thứ phát. Ngược lại ở những người không vận động nhất là những trường hợp bệnh nặng liệt giường, bất động kéo dài thì quá trình thoái hóa khớp cũng xảy ra nhanh hơn.

Triệu chứng của thoái hóa khớp gối

- Người bị thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.

Người bị thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau, sưng vùng khớp gối

- Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn.

- Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm.

- Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại. Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng.

Thoái hóa ở khớp gối, ngoài triệu chứng đau có thể kèm theo tiếng kêu lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối, đau nhiều khi đi lại, vận động, nhất là khi ngồi xổm, đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật gì để đứng dậy, nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối, cảm giác mỏi thường xuyên ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ ở khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp. Có thể có các phản ứng viêm như sưng nóng đỏ, hoặc tràn dịch khớp kèm theo các cơn đau dai dẳng suốt ngày đêm.  

Điều trị thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi bằng phương pháp vật lý trị liệu

Chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại tại khớp là phương pháp dễ thực hiện tại nhà, nhưng để sử dụng thành thạo cần có sự hướng dẫn của bác sỹ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Phương pháp này có tác dụng giảm đau và giãn cơ tại các khớp bị đau, chú ý nhiệt độ chườm nóng và khoảng cách từ đèn hồng ngoại tới khớp nếu quá nóng có thể làm bỏng da, thời gian một lần chiếu đèn hoặc chườm nóng là 30 phút, ngày từ 1 đến 3 lần.

Máy sóng ngắn hay máy siêu âm có tác dụng điều trị sâu trong khớp, kết quả rất tốt, nhưng chỉ áp dụng được ở bệnh viện, phải có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa vì có thể sẽ gây nguy hiểm nếu bệnh nhân mắc thêm một số bệnh khác như tim mạch, đang bị đóng đinh do gãy xương. Xung điện giảm đau cũng có tác dụng rất tốt nhưng lưu ý không dùng trên bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo.

Quan trọng nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu là làm thư giãn khớp kết hợp với tăng cường sự khỏe mạnh cho gân cơ, dây chằng quanh khớp gối.

Xoa bóp và tập vận động khớp gối: Giúp cho khớp gối thư giãn làm cho các mạch máu được giãn nở tốt, giúp cho máu tới nuôi dưỡng vùng thoái hóa tốt hơn.

Tập đá tạ, đạp xe đạp… giúp cho các dây chằng và cơ quanh khớp gối khỏe mạnh, giúp cho bảo vệ khớp gối tốt hơn.

Một số món ăn giúp giảm đau cho người thoái hóa khớp gối

Bài 1: Bí xanh 500gr, xương sườn lợn 250gr, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Canh bí xanh xương sườn lợn là món ăn tốt cho người bị thoái hóa khớp gối

Bài 2: Mướp tươi 250gr, đậu phụ non 250gr, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3: Đậu xanh 100gr, ý dĩ nhân 50gr, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4: Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50gr (không dùng đường) nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5: Ý dĩ nhân 50gr, đậu xanh 25gr, bách hợp tươi 100gr. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn một bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6: Bột bạch phục linh 20gr, xích tiểu đậu 50gr, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100gr. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Vi An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già