Chữa thoái hóa khớp bằng cách nào?

Bệnh thoái hóa khớp có khả năng di truyền thông qua gene lặn

Phòng thoái hóa khớp lúc giao mùa bằng thực phẩm

Thoái hóa khớp: Bắt đầu từ tuổi 40

Hơn 78% bệnh nhân thoái hóa khớp gối là người béo phì

Ngăn ngừa thoái hóa khớp: Hãy là bác sỹ của chính mình!

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp là gì?

Có nhiều yếu tố nguyên nhân gây thoái hoá khớp sớm, bao gồm yếu tố di truyền, yếu tố phát triển, rối loạn chuyển hoá và chấn thương. Thứ nhất là yếu tố di truyền. Bệnh thoái hóa khớp có khả năng di truyền thông qua gene lặn. Như vậy con cháu trong gia đình của những người bị thoái hoá khớp sớm và nặng dễ bị thoái hoá khớp hơn các gia đình bình thường khác. Thứ hai là sự bất thường hình dáng, trục khớp cũng là nguyên nhân gây thoái hoá khớp sớm. Một điều quan trọng là yếu tố béo phì, làm tăng tải trọng lên các khớp cột sống và chi dưới, gây nên thoái hoá khớp sớm ở các vị trí này. Có tới hơn 90% nữ giới thoái hoá khớp gối bị béo phì. Thứ ba là các chấn thương khớp do các yếu tố cơ giới khác nhau có vai trò rất quan trọng. Đó là các chấn thương, thường hay gặp trong các hoạt động thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Thứ tư là một số bệnh lý xương khớp sẵn có từ trước, dẫn đến thoái hóa khớp thứ phát. Các dị tật cấu trúc, bẩm sinh hay mắc phải như chân vòng kiềng (do còi xương), chân chữ bát, bệnh khớp sau chấn thương, viêm, u... thường góp phần gây thoái khớp gối do một phần nhỏ diện khớp lại phải hứng lực hầu hết tải trọng lên khớp.

Những dấu hiệu nào để nhận biết sớm bệnh thoái hóa khớp?

Người ta chỉ nói về thoái hóa khớp khi người cao tuổi có các triệu chứng đau khớp, hạn chế vận động hay sưng khớp, biến dạng khớp như:

Cẩn trọng với dấu hiệu đau khớp, cứng khớp

- Có dấu hiệu phá gỉ khớp: Là dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng kéo dài từ 15 - 30 phút, cứng khớp sau khi nghỉ ngơi thường gặp. Bệnh nhân phải vận động một lúc từ 15 - 30 phút mới trở lại bình thường.

- Hạn chế vận động

- Có tiếng lạo xạo khi cử động

- Teo cơ: Do ít vận động, các cơ chi phối vận động của khớp tổn thương bị teo.

- Có thể sờ thấy chồi xương ở khớp ngón xa (hạt Heberden), ở khớp ngón gần (hạt Bouchad).

- Có thể thấy biến dạng khớp

 Những phương pháp được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp hiện nay?

 Các biện pháp điều trị THK hiện nay  được lựa chọn tùy theo tình trạng và giai đoạn bệnh.

- Điều trị thoái hóa­ khớp giai đoạn sớm có thể không cần dùng thuốc. Cần giáo dục, giải thích cho bệnh nhân về bệnh tật của mình. Nhằm tránh cho khớp bị quá tải người bệnh cận vận động và lao động hợp lý. Bệnh nhân có thể điều trị bằng vật lý trị liệu như áp nhiệt, điện phân dẫn thuốc, chạy tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tắm bùn, massage…

- Điều trị đợt đau khớp bao gồm sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm như voltaren, mobic, celebrex, thuốc dãn cơ… Khi bệnh nhân đau nhiều có thể tiêm nội khớp corticoid. Nếu bệnh nhân có điều kiện kinh tế có thể bổ sung dịch khớp nhân tạo như Hyalgan, Go-on... Một số trường hợp có thể áp dụng phương pháp nội soi rửa khớp để loại bỏ các sợi fibrin, mảnh sụn vỡ rơi vào trong khớp, gọt giũa sụn khớp, cắt bỏ gai xương.

- Ngay cả khi đợt đau khớp qua khỏi, bệnh nhân thoái hóa khớp vẫn cần phải điều trị lâu dài, có khi hàng tháng, thậm chí đến cả năm và cần uống các thuốc hỗ trợ sụn.

- Điều trị ngoại khoa chỉnh hình chỉ nên thực hiện khi điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không mang lại kết quả. Các phương pháp chỉnh sửa khớp được áp dụng là cắt gọt xương, chỉnh trục khớp, thay khớp háng, gối nhân tạo. 

- Trên thế giới người ta đang nghiên cứu một số kỹ thuật hiện đại như cấy tế bào sụn tái sinh. Hiện, ở Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai đang áp dụng hai biện pháp điều trị thoái hóa khớp mới. Đó là tiêm tế bào gốc mô mỡ tự thân và huyết tương giàu tiểu cầu để điều trị thoái hóa khớp gối rất có hiệu quả.

Tập luyện thể dục thường xuyên để phòng thoái hóa khớp

Phòng thoái hóa khớp bằng cách nào?

Các biện pháp chính bao gồm giáo dục, thay đổi thói quen chưa hợp lý (ăn uống, sinh hoạt, lao động) và tạo điều kiện lao động thuận lợi cho mọi người. Cần phải bảo đảm chế độ dinh dưỡng, giàu calci và vitamin D cho trẻ để phòng tránh còi xương. Học sinh tránh mang vác cặp xách quá nặng, ngồi học đúng tư thế. Những người béo phì phải cố gắng giảm trọng lượng của mình. Theo nghiên cứu Framingham, phụ nữ giảm 5kg trong 10 năm trước đó thì làm giảm nguy cơ thoái khớp 50%. Để chống béo phì cần có chế độ ăn kiêng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, sai t­ư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng. Khi đã bị thoái hóa khớp cần cần tránh quan niệm là phải tập thật nhiều cho khỏi cứng dính khớp, gây quá tải lên khớp và làm nặng thêm bệnh.

Linh Ly H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị