- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Làm thế nào để giảm stress khi mang thai?
8 bước giảm stress ngay lập tức
Stress “lây truyền” như thế nào?
Stress ư? Chuyện nhỏ!
Nghệ thuật bình tâm từ củ nghệ
Dưới đây là những gợi ý hữu ích giúp loại bỏ căng thẳng khi mang thai:
1. Tìm “thủ phạm” gây stress
Việc đầu tiên cần làm để kiểm soát stress chính là xác định các nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó, bạn có thể loại bỏ chúng hoặc làm giảm ảnh hưởng của chúng đến thai kỳ.
Các yếu tố gây stress phổ biến khi mang thai là: Lo lắng về sức khỏe của em bé, lo lắng về vai trò làm mẹ, tài chính, công việc sau khi sinh, khó ngủ….
2. Thường xuyên tập thể dục
Khi mang thai, phụ nữ vẫn nên duy trì các hoạt động thể dục nhẹ như yoga, đi bộ
Khi mang thai, phụ nữ vẫn nên duy trì các hoạt động thể dục nhẹ như yoga, đi bộ… Tuy nhiên, cấu trúc cơ thể thay đổi khi mang thai, vì thế, bà bầu nên tránh các động tác thể dục đòi hỏi kỹ năng thăng bằng.
Tập yoga trong khi mang thai không chỉ giúp cơ thể uyển chuyển mà còn là một kỹ thuật thư giãn, giúp quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn. Nếu có cảm giác lo lắng hay trong giai đoạn chuyển dạ, thực hành kỹ thuật thở yoga sẽ rất hữu ích.
Đi bộ khoảng 20 phút có thể giúp thay đổi những chất hóa học trong cơ thể và giảm bớt áp lực cho hệ thần kinh, giảm căng thẳng.
3. Trò chuyện
Nếu bạn lo lắng rằng liệu rằng bé có khỏe mạnh không, liệu quá trình sinh có an toàn không thì đừng giữ nó khư khư một mình, mà hãy chia sẻ với chồng, mẹ hay một người bạn đã có con.
Tham gia các lớp tiền sản, chia sẻ những lo lắng với bác sỹ hoặc đi tập thể dục cùng các bà bầu khác… cũng sự lựa chọn hợp lý.
4. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng
Ăn các thực phẩm có tác dụng tĩnh tâm như ngũ cốc nguyên cám (giàu vitamin B) sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng ứng phó với stress nhờ sản xuất hormone serotonin. Bảo đảm chuyện ăn uống trong quá trình mang thai cũng rất quan trọng.
5. Vấn đề tài chính
Nếu có các khoản nợ thì hãy cố gắng tạm gác nó sang một bên nếu không muốn làm ảnh hưởng đến em bé. Hãy ghi ra danh sách những thứ bạn cần và quyết định cái nào sẽ mua, cái nào sẽ mượn hay xin mọi người; Không mua những thứ không cần thiết, đặc biệt những thứ chỉ dùng trong một khoảng thời gian rất ngắn.
6. Giành thời gian nghỉ ngơi
Nghe thật đơn giản nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện. Không chỉ tốt cho bạn mà còn tốt cho cả bé. Vì vậy đừng áy náy nếu mình “chẳng làm gì”, nói “không” khi bạn không còn năng lượng để làm thêm bất cứ công việc vặt nào khác.
Trong công việc, hãy tìm một nơi để kê cao chân, thư giãn khi ăn trưa và vào buổi tối, hãy cố gắng cắt giảm tối đa các công việc nhà.
Ngoài ra, nếu đã có con thì rất khó có thời gian để nghỉ ngơi vì thế đừng ngại nhờ chồng, bạn hay ông bà trông bé lớn để bạn có thêm thời gian nghỉ ngơi.
Bình luận của bạn