Stress “lây truyền” như thế nào?

Bạn có biết: Stress cũng có thể "lây truyền" như cảm lạnh?

Stress ư? Chuyện nhỏ!

Stress mạn tính - Mệt toàn thân!

5 thực phẩm chống lại stress trong mùa đông

Nghệ thuật bình tâm từ củ nghệ

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí PLoS One năm 2009, khi bạn căng thẳng, mồ hôi do cơ thể tiết ra sẽ giải phóng pheromone – “hormone xã hội”, gửi tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài. Pheromone phát tán trong không khí, khi người khác hít phải, chất này sẽ kích hoạt các hạch hạnh nhân (amygdale) nằm ở tâm não – nơi xử lý cảm xúc của cơ thể.

Sự truyền bá thông tin bởi pheromone tương đối chậm nhưng tín hiệu của chúng được duy trì lâu, xa và đôi khi đến 2km thậm chí xa hơn nữa.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Saint Louis (Mỹ) năm 2014 kết luận rằng trong một số tình huống cụ thể, stress có thể lan truyền thông qua giọng nói, biểu cảm trên khuôn mặt, tư thế và thậm chí cả… mùi hương. "Stress có thể dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, chúng tôi gọi đó là stress gián tiếp”, GS. Tony Buchanan - một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Việc nhìn thấy người khác đang stress – ngay cả khi bạn không hề biết chuyện của họ – cũng đủ để kích hoạt hormone cortisol (hormone stress) trong cơ thể, theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học Đức năm 2014. Những người gắn bó về tình cảm nhất với nhau, cho thấy phản ứng stress thấu cảm (empathic stress response) cao nhất. Thậm chí, con người có thể bộc lộ một phản ứng stress thấu cảm quan trọng khi nhìn thấy những người xa lạ đang bị stress qua một video.

“Điều này có nghĩa là ngay cả những chương trình truyền hình miêu tả về nỗi khổ của người khác cũng có thể truyền stress, nỗi khổ đó sang những người xem”, Veronika Engert – tác giả nghiên cứu, cho biết.

suckhoecong.vn/tag/cortisol/
Kim Chi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh