9 điều nên hỏi khi đi khám bệnh

Bệnh nhân thường ngại hỏi bác sỹ về phương thức điều trị cũng như các xét nghiệm cần thực hiện

7 điều tuyệt đối phải tránh khi đang bị ho

3 lời khuyên với bệnh nhân u xơ tử cung

Hãy tự cứu mình bằng các xét nghiệm đái tháo đường type 2

Ung thư ở nữ giới: 10 xét nghiệm cần thiết

Thói quen đi khám bệnh của người Việt đã được các bác sỹ tổng hợp lại như sau:

- Không nắm rõ tình trạng cũng như triệu chứng bệnh của mình.

- Chủ quan tự bắt bệnh cũng như tự kê toan

- Không tin tưởng vào chẩn đoán của bác sỹ và thường có những phản ứng với các chỉ định xét nghiệm cũng như điều trị của bác sỹ.

Những thói quen này làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng điều trị và đôi khi khiến tình trạng bệnh nặng hơn, làm tăng chi phí điều trị.

Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, trước khi đi đám, người bệnh nên nắm rõ các triệu chứng bệnh của mình và đặt câu hỏi với bác sỹ để có được những giải pháp hợp lý nhất với tình trạng bệnh của mình.

Theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, có 9 câu hỏi mà người bệnh nên đặt ra với các bác sỹ:

1. Tôi cần làm những xét nghiệm nào?

Thông thường, sau khi kể chi tiết hàng loạt triệu chứng bệnh, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm. Song, bạn hãy hỏi bác sỹ về mục đích xét nghiệm. Các bác sỹ sẵn sàng trả lời bạn về mục đích xét nghiệm và sự kết hợp của các xét nghiệm này. Khi đó, với hiểu biết của mình, hãy khéo léo từ chối những xét nghiệm mà bạn cảm thấy không cần thiết.

Cần hỏi rõ bác sỹ về tình trạng bệnh của mình hay người thân

2. Tình trạng bệnh hiện tại ra sao?

Đa phần khi đi khám, người bệnh chỉ biết tên bệnh mà không hề hiểu gì về căn bệnh mình mắc phải, hoặc hiểu về bệnh ở "bề mặt" như các bác sỹ thường nói. Bạn nên nhờ bác sỹ chỉ rõ tình trạng bệnh của bạn, vị trí cơ quan mang bệnh, giải thích thêm về xu hướng phát triển của bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh?

Nguyên nhân gây bệnh là điều cực kỳ quan trọng nhưng đa số bệnh nhân bỏ qua. Bệnh sẽ có nguy cơ tái phát sau khi điều trị khỏi nếu bạn không nắm vững được nguyên nhân gây bệnh. Tìm hiểu và biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn điều chỉnh để có thể điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát một cách hiệu quả. Bạn nên chia sẻ thành thật những thói quen, cách ăn uống sinh hoạt và tiền sử bệnh của bản thân cũng như gia đình để bác sỹ điều trị có thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh của bạn.

4. Tác dụng của thuốc điều trị và phương pháp điều trị?

Bạn nên hỏi rõ về từng loại thuốc được kê đơn, về tác dụng và cách dùng cụ thể. Nếu dùng thuốc, hãy hỏi bác sỹ về tác dụng phụ của thuốc, vì nếu không chữa được bệnh này thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh khác do chính thuốc điều trị mang lại. Nếu buộc phải điều trị bằng một liệu pháp bạn chưa nắm rõ, hãy hỏi bác sỹ về lợi ích, độ rủi ro, điều kiện/yêu cầu điều trị, thời gian điều trị...

Bác sỹ sẽ giải thích cho bạn về điểm lợi và hại của phương pháp điều trị được áp dụng

5. Các phương pháp điều trị có thể?

Với nhiều người, phương pháp điều trị mà bác sỹ đưa ra là phương pháp chuẩn nhất, đúng đắn nhất, cần tuân thủ nghiêm túc mà quên mất rằng, có thể hỏi bác sỹ về liệu pháp tương đương có thể thay thế phương pháp điều trị hiện thời. Thực tế, mỗi loại bệnh đều có thể có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, với hiệu quả khác nhau, tác dụng phụ khác nhau và đương nhiên là với kinh phí và thời gian điều trị khác nhau. Do đó, bạn nên hỏi để được tư vấn phương pháp điều trị ít tốn kém nhất và hiệu quả nhất.

6. Có nên kết hợp Đông Tây y không?

Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đặt ra với bác sỹ nhất, nhưng thường là có nên thay thế Tây y bằng Đông y không? Trong khi có thể kết hợp cả 2 phương pháp này trong điều trị bệnh tật. Thực tế, đã có nhiều bệnh nhân được thụ hưởng hiệu quả Đông Tây y kết hợp trong điều trị bệnh, thậm chí là bệnh nan y. Song, bạn cần hỏi bác sỹ để biết được liệu trình chữa bệnh đúng cách, bởi tuy rất hiệu quả nhưng nếu không được chỉ dẫn cụ thể, bạn có thể dùng sai thuốc dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

7. Có thể điều trị bệnh ở tuyến nào?

Khi đã biết chính xác bệnh của mình, bạn nên hỏi để biết mình có thể chữa khỏi bệnh ở những bệnh viện nào? Đã có nhiều trường hơp bệnh không quá nguy hiểm, có thể chữa khỏi tại bệnh viện tuyến tỉnh hay tuyến huyện song do không tin tưởng nên đã phải trả chi phí cao hơn để điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương. Nhân tiện, hãy hỏi về các khoản phí có thể được hỗ trợ nếu có bảo hiểm để lựa chọn nơi điều trị tốt nhất.

Một vấn đề nữa là nhiều bệnh viện có các chương trình thử nghiệm lâm sàng với các sản phẩm thuốc/TPCN. Tham gia các chương trình này, bệnh nhân có thể được hỗ trợ một phần kinh phí điều trị.

Thắc mắc về xét nghiệm là thắc mắc thường gặp nhất hiện nay

8. Phương pháp phòng tránh bệnh tái phát?

Đây là điều bất cả bệnh nhân nên hỏi bác sỹ điều trị. Đó là: Bệnh có thể trị tận gốc không? Có để lại di chứng không? Có thể tái phát không? Sau bao lâu thì phục hồi sức khỏe như bình thường và cách phòng bệnh tái phát như thế nào? Hiểu rõ được những điều này, bạn sẽ yên tâm hơn trong quá trình điều trị.

9. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt trong và sau điều trị?

Với các nước phương Tây, các bác sỹ dinh dưỡng sẽ là người phụ trách vấn đề này. Nhưng ở Việt Nam, bạn có thể tham vấn bác sỹ điều trị về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong và sau điều trị. Hai yếu tố này sẽ tác động nhiều đến việc điều trị bệnh. Theo đó, bạn cần biết chế độ ăn và nghỉ ngơi như thế nào là tốt nhất phục vụ việc chữa trị. Đặc biệt, một câu hỏi không thể thiếu khi bạn đã trưởng thành là việc chữa bẹnh có ảnh hưởng gì đến vấn đề quan hệ tình dục của bạn hay không, trong quá trình điều trị, bạm cần lưu ý những gì trong quan hệ. Đây là điều nhiều người ngại không dám hỏi bác sỹ rồi sau đó băn khoăn, lo lắng gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Cũng theo GS.TS Nguyễn Khánh Trạch, khi được bác sỹ giải đáp đủ 9 câu hỏi này, bạn có thể thực sự yên tâm tuân thủ phương thức điều trị mà bác sỹ đưa ra.

Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động