Các cách tự nhiên giúp kiểm soát đái tháo đường tại nhà

Kiểm soát đường huyết tốt giúp người bệnh đái tháo đường chống lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bị đái tháo đường 1 năm: Tiểu đêm nhiều phải làm gì?

Thuốc điều trị đái tháo đường có hại dạ dày không?

Người bị tiền đái tháo đường đã cần dùng thuốc chưa?

Mới mắc đái tháo đường, đường huyết cao 400mg/dL phải làm sao?

Dưới đây là 11 cách đơn giản, đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ hạ đường huyết một cách tự nhiên:

Vận động thường xuyên, tập thể dục đều đặn và vừa sức

Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên trong ngày có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, tăng độ nhạy với hormone insulin. Điều này có nghĩa các tế bào có thể sử dụng glucose trong máu hiệu quả hơn để chuyển hoá thành năng lượng.

Với người bệnh đái tháo đường, lời khuyên để tập thể dục an toàn là hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập thể dục. Điều này sẽ giúp bạn biết cơ thể phản ứng như thế nào với các hoạt động khác nhau, đồng thời giữ được lượng đường huyết không tăng quá cao hoặc hạ xuống quá thấp.

Nhìn chung, bạn vẫn có thể hưởng lợi từ các bài tập ngắn trong ngày, chỉ cần duy trì tập luyện thường xuyên trong suốt cả tuần. Ví dụ, bạn có thể thử đặt mục tiêu tập thể dục 10 phút/lần, 3 lần/ngày và duy trì tập luyện 5 ngày/tuần.

Các bài tập cũng không cần quá phức tạp, chỉ cần đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, khiêu vũ, bơi lội, tập kháng lực (như squat, tập nâng chân), nâng tạ… Điều quan trọng là bạn duy trì được cho mình lối sống năng động suốt cả ngày, hạn chế việc ngồi quá lâu một chỗ, hay lối sống lười vận động.

Quản lý lượng carbohydrate bạn nạp vào cơ thể

Người bệnh đái tháo đường nên chọn thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp

Người bệnh đái tháo đường nên chọn thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp

Lượng carbohydrate trong chế độ ăn thường ngày có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới lượng đường huyết. Cụ thể, ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate có thể khiến đường huyết tăng cao khó kiểm soát ở người bệnh đái tháo đường.

Đây là lý do người bệnh đái tháo đường cần chủ động kiểm soát lượng carbohydrate trong thực phẩm để lập kế hoạch các bữa ăn trong ngày một cách hợp lý, tránh khiến đường huyết tăng lên quá cao sau khi ăn. Tốt hơn hết, bạn nên ưu tiên thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt. Các thực phẩm này sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn, đồng thời giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ 

Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và hấp thụ đường, giữ cho lượng đường trong máu tăng lên từ từ.

Có 2 loại chất xơ là chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Mặc dù cả 2 đều quan trọng, song chất xơ hòa tan đã được chứng minh có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan chưa được chứng minh có tác dụng này.

Dù vậy, người bệnh đái tháo đường vẫn nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây tươi, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày là khoảng 25gr đối với phụ nữ, 35gr đối với nam giới. 

Uống đủ nước

Uống đủ nước có thể giúp duy trì đường huyết ổn định bằng cách tăng đào thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường nên uống đủ nước lọc, hạn chế các thức uống nhiều đường khác như nước tăng lực, nước có gas, nước trái cây đóng hộp…

Quản lý khẩu phần ăn

Quản lý lượng thực phẩm bạn ăn mỗi ngày có thể giúp kiểm soát lượng calorie nạp vào cơ thể, từ đó duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát đường huyết tốt. 

Bạn có thể quản lý khẩu phần ăn bằng cách:

- Tập thói quen dùng cân khi chuẩn bị chế biến thực phẩm.

- Đọc kỹ nhãn thực phẩm và kiểm tra khẩu phần ăn của từng món.

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Dùng bát, đĩa nhỏ hơn.

- Hạn chế ăn ngoài, đặc biệt là tại những nơi phục vụ khẩu phần ăn lớn.

Chọn thực phẩm có chỉ số chuyển hoá đường huyết (chỉ số GI) thấp

 

Chỉ số chuyển hoá đường huyết của thực phẩm cho thấy tốc độ chuyển hoá carbohydrate, cũng như tốc độ cơ thể hấp thụ đường từ thực phẩm đó nhanh hay chậm. Theo đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp (dưới 55 đơn vị) được đánh giá tốt cho người bệnh đái tháo đường bởi không khiến đường huyết sau ăn tăng lên quá nhanh.

Các thực phẩm có chỉ số GI từ thấp tới trung bình có thể kể tới như: Các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua Hy Lạp không đường, các loại đậu, gạo lứt, các loại rau củ không chứa nhiều tinh bột…

Một mẹo nhỏ nữa là kết hợp các thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh trong các bữa ăn cũng góp phần ngăn đường huyết tăng cao quá nhanh sau khi ăn.

Kiểm soát căng thẳng

Khi bị căng thẳng, stress quá mức, cơ thể có thể sản sinh ra các hormone như glucagon và cortisol, khiến đường huyết tăng cao hơn. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chủ động kiểm soát căng thẳng bằng cách ngồi thiền, tập yoga, hít thở sâu… để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Ngủ đủ giấc

Thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể không sử dụng tốt insulin để chuyển hoá đường. Chưa kể thiếu ngủ cũng có xu hướng khiến bạn ăn nhiều hơn, dẫn tới thừa cân, béo phì. Đây là lý do người bệnh đái tháo đường nên duy trì ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng/đêm.

Ăn các thực phẩm giàu crom và magne

Crom là vi chất tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và chất béo, đồng thời giúp tăng cường hoạt động của insulin. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên ăn các thực phẩm giàu crom như thịt bò, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, đậu xanh, táo, hạnh nhân…

Trong khi đó, ăn nhiều thực phẩm giàu magne giúp giảm kháng insulin cho người bệnh đái tháo đường. Các thực phẩm giàu magne có thể kể tới như các loại rau lá xanh đậm, hạt bí, bí ngô, ngũ cốc nguyên hạt, chocolate đen, chuối, quả bơ và các loại đậu.

Giảm và duy trì cân nặng ổn định

Với người bị thừa cân, béo phì, giảm được 5% trọng lượng cơ thể có thể giúp cải thiện khả năng điều hòa lượng đường huyết, giảm nhu cầu phải dùng thuốc điều trị đái tháo đường.

Ăn nhẹ lành mạnh thường xuyên trong ngày

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và ăn nhẹ thường xuyên có thể giúp bạn ngăn đường huyết tăng lên quá cao, cải thiện độ nhạy insulin tốt hơn. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường có thể ăn nhẹ với các loại rau củ, trái cây, thực phẩm giàu probiotic (như sữa chua) cũng rất tốt cho sức khoẻ.

Vi Bùi (Theo Healthline)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết