Hãy tự cứu mình bằng các xét nghiệm đái tháo đường type 2

Phát hiện sớm bằng xét nghiệm máu là cách tốt nhất cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Lạm dụng kháng sinh: Tăng nguy cơ đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 là gánh nặng kinh tế của quốc gia

Bổ sung anthocyanins cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Đái tháo đường type 2 vì thiếu vitamin

Cách tốt nhất để hạn chế tác hại của bệnh đái tháo đường type 2 là phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chuyên gia xét nghiệm, Thượng tá Nguyễn Quốc Trường – Bác sỹ Bệnh viện Quân đội 354 sẽ cho các bạn lời khuyên về những xét nghiệm mà bạn cần làm ngay khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh đái tháo đường type 2.

Chuyên gia xét nghiệm, Thượng tá Nguyễn Quốc Trường – Bác sỹ Bệnh viện Quân đội 354

Tầm quan trọng của xét nghiệm bệnh đái tháo đường type 2

Các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường type 2 thường bị bỏ qua bởi gì bệnh nhân không cảm thấy quá nghiêm trọng. Các biến chứng lâu dài của bệnh sẽ phát triển dần dần cho tới khi bệnh nhân bị các biến chứng nặng hơn thì thường đã quá muộn.

Xét nghiệm đường huyết là cách tốt nhất phát hiện sớm bệnh đái tháo đường type 2

Theo BS. Nguyễn Quốc Trường, các biến chứng thường gặp nhất của người mắc bệnh nhưng không đi xét nghiệm phát hiện bệnh là cụt tứ chi.

“Bệnh nhân sau khi bị các triệu chứng ban đầu như sút cân đột ngột và mệt mỏi lại nghĩ rằng mình bị bệnh khác, thậm chí là ăn nhiều hơn để lấy lại cân nặng thì càng nguy hiểm hơn”, BS. Trường nói, “Đái tháo đường type 2 làm tổn thương thần kinh ngoại vi, ức chế lưu lượng máu tới đây, đồng thời, lượng đường máu tăng lên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây lở loét”.

Không chỉ có lở loét, đái tháo đường type 2 còn gắn liền mới một số biến chứng nguy hiểm khác như bệnh tim mạch, mỡ máu cao, tổn thương thận, mắt và hệ thống thần kinh.

Bệnh đái tháo đường type 2 có thể được điều trị bằng các biện pháp ổn định lượng đường trong máu và hạn chế các biến chứng xảy ra. Do đó, việc thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh là điều cực kỳ quan trọng.

Các xét nghiệm và những chỉ số đường huyết đáng lưu ý

Để xác định một bệnh nhân bị mắc đái tháo đường hay không, các bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm đo nồng độ đường trong máu (chỉ số đường huyết). Xét nghiệm này được thực hiện khi bệnh nhân đang đói (tốt nhất là xét nghiệm vào buổi sáng khi bệnh nhân vẫn chưa ăn).

HbA1c là chỉ số đường huyết sử dụng để đánh giá tình trạng bệnh đái tháo đường type 2

Chỉ số đường máu (đường huyết) HbA1c là lượng đường gắn trực tiếp với hemoglobin, đơn vị đo là mmol/lít (còn có cách gọi khác là phẩy), phản ánh rõ nhất tình trạng bệnh của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Khi bệnh nhân đói, đường huyết của người bình thường nằm trong khoảng 3,9 đến 6,4mmol/lít. Đối với những bệnh nhân trên 6,4 phẩy, bệnh nhân cần được xét nghiệm tối thiểu 3 lần trước khi kết luận chẩn đoán.

Nếu bệnh nhân có chỉ số đường huyết từ 6,4 đến 11, bệnh nhân được chẩn đoán là mắc đái tháo đường type 2 thể nhẹ. Những bệnh nhân có chỉ số đường huyết trên 11 là đái tháo đường thể nặng, cần được cấp cứu nếu bệnh nhân bị hôn mê.

BS. Trường cho biết, mặc dù trên lý thuyết, chỉ số HbA1c trên 11 là mắc bệnh đái tháo đường thể nặng ,tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cơ địa từng người mà chỉ số này thay đổi. “Có những bệnh nhân do tôi xét nghiệm chỉ có 9mmol/lít nhưng vẫn là trường hợp bị mắc đái tháo đường type 2 và vẫn có thể bị hôn mê”.

Khi nào thì phải đi xét nghiệm bệnh đái tháo đường type 2?

Sụt cân nhanh mặc dù vẫn ăn nhiều là triệu chứng ban đầu rõ nhất của bệnh đái tháo đường type 2

BS. Trường khuyên các bệnh nhân ngay khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh đái tháo đường type 2 nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chẩn đoán:

Khát nước và đi tiểu thường xuyên: Khi đường dư thừa bị tích tụ trong máu, chất lỏng được kéo ra từ các mô. Điều này có thể làm cho cơ thể cảm giác khát nước. Bệnh nhân sẽ uống nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Nhanh cảm thấy đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên cảm giác rất đói.

Sụt cân nhanh: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường để giảm đói, cơ thể vẫn sẽ giảm cân. Nếu không có khả năng sử dụng glucose, cơ thể sử dụng năng lượng thay thế được lưu trữ trong cơ bắp và chất béo. Năng lượng bị mất là glucose trong nước tiểu.

Mệt mỏi: Khi các tế bào đang bị thiếu đường, bệnh nhân trở nên mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, chất lỏng có thể bị rút ra từ các thuỷ dịch của mắt. Điều này ảnh hưởng xấu đến thị lực.

Chậm lành vết loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên: Bệnh ảnh hưởng đến khả năng tự chữa lành vết thương và chống nhiễm trùng.

Với những bệnh nhân có chỉ số HbA1c từ 6,4 – 7,4 mmol/lít, BS. Trường khuyên bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp điều trị không dùng thuốc như điều chỉnh chế độ ăn, chế độ tập luyện. Một chế độ ăn lành mạnh và một chế độ tập luyện thường xuyên sẽ giúp những người mắc bệnh đái tháo đường phát hiện sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Đái tháo đường type 2 có nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân vẫn có thể sản xuất insulin từ tuỵ (5mmol/lít) và di chuyển vào máu nhưng do rối loạn chuyển hoá, một cofactor ức chế lượng insulin tiết ra này, không cho nó di chuyển vào tế bào. Do đó, đường không thể xâm nhập vào tế bào mà vẫn ở trong máu vì insulin chính là những “chiếc xe chuyên chở” đường vào các tế bào trong cơ thể.
Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, thận sẽ tiến hành lọc máu nhưng không thể tái hấp thu hết lượng đường dư thừa và phải thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Đó cũng là nguồn gốc tên gọi của bệnh đái tháo đường.

Tiểu Bắc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết