Ăn nhầm so biển, chết như chơi

Con sam thường đi theo cặp, có hình dạng gần giống so biển

TP.HCM: Cứu sống bé trai ngưng thở do ăn so biển

Ngộ độc cua biển, 3 người nhập viện

Chữa bệnh bằng mật cá trắm: Coi chừng ngộ độc

Cách phòng tránh ngộ độc ốc biển

Anh Bào Thanh Đẳng ngụ tại Chợ Thủ, xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) từng quăng lưới và bắt được con so giống y chang con sam. Sau đó nướng ăn, một lúc sau anh này tê cứng, choáng váng vì ngộ độc.

Anh Đẳng phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đầm Dơi (Cà Mau).

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, sam biển, so biển là động vật giáp xác thân mềm, sống ở biển. Trên thế giới , họ sam (Xiphosuridae) có 4 loài, còn ở Việt Nam chỉ có 2 loài là sam biển (Tachypleus tridentatus) và so biển (Carcinoscorpius rotundicauda).

Tachypleus tridentatus, dân gian gọi là sam biển (sam lớn). Khu vực phân bố của nó là các vùng ven biển. Môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao.

Nơi sam biển trưởng thành sinh đẻ cũng như là nơi sống của sam non có bãi biển sạch và không ô nhiễm. Đuôi sam biển có gờ mặt lưng, hình tam giác. Sam biển sống thành từng cặp.

Mỗi cặp sam làm tổ đều sinh sống kiểu một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời. Mỗi cặp sam đẻ nhiều trứng. Sau khi đẻ trứng, sam cái bò đi nơi khác. Trứng được phát triển thành ấu trùng, sam con và thành sam trưởng thành. sam biển được khai thác, buôn bán tại và sử dụng làm thực phẩm như một loại hải sản.

Con so

Còn Carcinoscorpius rotundicauda, dân gian gọi là so biển (sam nhỏ). Khu vực phân bố của nó cũng là ven biển. Môi trường sinh sống thiết yếu là các lạch nước ngọt. So biển có hình hài rất giống sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn sam biển và không đi theo thành từng cặp.

Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 - 25cm (không kể đuôi), toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn. Trong so biển có độc tố tetrodotoxin.

Độc tố của so biển là Tetrodotoxin (như độc tính của độc tố ở cá nóc), tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại).

Chất độc có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay acid mạnh. Tetrodotoxin cho vào dung dịch HCl (acid Clohydric) 0,2 đến 0,3% sau 8 giờ mới bị phân huỷ; Hoặc đun sôi (100oC) thì sau 6 giờ mới giảm được một nửa độc tính; Chỉ phá hủy hoàn toàn độc tính phải đun sôi ở 200oC trong 10 phút.

Tetrodotoxin (TTX) C11 H17 O8 N3 là chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao, chất này cũng được phân lập từ một số loại vi khuẩn như Epiphytic bacterium, Vibrio species, Pseudomonas species (Yasumoto 1987), ở da và nội tạng con sa giông, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh, cóc, cá nóc…

Độc tố tetrodotoxins, là một độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, gây tử vong nhanh với liều độc rất thấp (LD50 theo đường miệng đối với chuột nhắt là 334 μg/kg). Hiện nay chưa có thuốc giải độc.

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới từ trước đến nay, chưa có trường hợp nào ngộ độc chết người do ăn sam biển nhưng nhiều trường hợp ngộ độc chết người do ăn so biển đã được ghi nhận. Nguyên nhân các trường hợp mắc đa số là do cố tình ăn và một số trường hợp do nhầm so biển là sam biển dùng so biển để chế biến món ăn.

Triệu chứng bị ngộ độc do độc tố của so biển thường xuất hiện sau khi ăn từ 30 - 60 phút.

Triệu chứng chung của các trường hợp ngộ độc là biểu hiện các dấu hiệu về thần kinh như: Cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng; trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ; toàn thân biểu hiện mệt; Khó thở, huyết áp hạ...

Khi thấy người ngộ độc so biển, cần xử trí ngộ độc:

Phát hiện có dấu hiệu sớm (còn tỉnh táo): Cần gây nôn chủ động; chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến cơ sở có điều kiện về hồi sức cấp cứu (bệnh viện).

Chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền, thuốc điều trị triệu chứng, thở oxy, thở máy nếu suy hô hấp, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận tùy theo biểu hiện của bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin