Nhung hươu: Đâu phải ai ăn cũng bổ!

Ăn nhung hươu không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe

Pantocrin - Chiết xuất quý từ nhung hươu

Công dụng của nhung hươu trong "Tứ đại danh dược"

Có nên dùng nhung hươu để bồi bổ cho trẻ?

Nhung hươu giúp nam giới thêm sinh lực

Ai nên ăn nhung hươu?

Theo Đông y, nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí, chữa suy nhược thần kinh, yếu sinh lý, liệt dương, mồ hôi trộm, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng, giúp người bệnh ngủ ngon, chống lão hóa…

Nhung hươu chứa 25 loại acid amin và estrogen, testerone cùng 26 loại nguyên tố vi lượng là đồng, sắt, kẽm, magne, phospho…

Đặc biệt, nhung hươi rất tốt với người bệnh tim mạch, suy cơ tim, huyết áp thấp, nhược năng, bệnh thần kinh thực vật.

Trẻ em chậm lớn, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu tử cung, người già gầy yếu cũng là những đối tượng được khuyến khích sử dụng nhung hươu.

Tuy nhiên, riêng với trẻ em, cần đặc biệt cẩn trọng bởi nhung hươu có thể kích thích tình dục và làm trẻ phát dục sớm.

Ai không nên ăn nhung hươu?

Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Xuân Hướng – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cho biết: Nhung hươu tuy bổ, nhưng không dùng tùy tiện, đặc biệt có những đối tượng không nên dùng nhung hươu.

Những người béo phì không nên dùng nhung hươu kẻo bị nứt thịt.

Người gan nóng, bệnh tăng huyết áp, viêm thận nặng cũng không được dùng.

Người gầy, trong mình nóng, viêm phế quản, khạc đờm vàng, mắc bệnh truyền nhiễm, bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài thì không nên dùng nhung hươu.

Người có cơ địa dị ứng cũng không nên dùng, vì nhung hươu có thể làm tăng tính dị ứng.

Những lưu ý khi dùng nhung hươu

- Nhung hươu có thể tán thành bột, ngâm rượu hoặc chế biến thành món ăn bài thuốc để trị liệu.

- Nếu dùng ở dạng tươi, cần thái lát mỏng nhung rồi xay nhỏ, dùng để nấu cháo, hấp cơm, ngâm mật ong dùng hàng ngày. Nhung hươu tươi cần bảo quản trong ngăn đá lạnh, riêng nhung hươu khô nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc làm hỏng hoặc biến đổi chất.

- Nhung hươu ở dạng khô có thể dùng để nấu cháo hoặc ngâm rượu.

- Nhung hươu rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sử dụng sau 2 – 3 tuần.

- Khi dùng nhung hươu phải có chỉ định về liều lượng của bác sỹ.

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất