- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Nhiều mẹ bầu lo lắng khi mang thai mà bụng vẫn nhỏ
Phụ nữ mang thai nên chăm sóc răng miệng như thế nào?
Hồng trà có an toàn cho bà bầu?
Những sản phẩm làm đẹp mà bà bầu nên tránh xa!
Bà bầu bị đầy bụng, khó tiêu khi bổ sung sắt phải làm sao?
ThS. BS. Ngô Thị Yên - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Từ Dũ, trả lời:
Chào bạn!
Nhiều người tin rằng mẹ bầu có bụng to sẽ sinh con to, mẹ bầu có bụng nhỏ sẽ sinh con nhỏ. Thế nhưng độ to nhỏ của bụng bầu không phải chỉ phụ thuộc vào kích cỡ của thai nhi. Có rất nhiều lý do khiến bụng mẹ có thể nhìn to hơn hoặc bé hơn.
Mang thai lần đầu: Với người lần đầu Mang thai, các cơ vùng bụng không bị nhão và chảy mà ngược lại, cơ bụng trở nên săn chắc hơn. Nó khiến bụng bầu được gọn gàng nên trông bụng bầu có vẻ nhỏ.
Ngôi thai: Bào thai chuyển động và thay đổi tư thế khá thường xuyên trong bụng mẹ, đặc biệt là tuần thứ 32 đến tuần thứ 34 của thai kỳ. Vị trí của bé có thể khiến bụng bầu nhìn như hơi nhỏ (hoặc hơi to) hơn bình thường. Vào những tháng cuối, bé có thể nằm nghiêng trong bụng mẹ và vì thế, làm thay đổi hình dáng bụng bầu.
Chiều cao của mẹ: Mẹ có chiều cao vượt trội sẽ có bụng bầu nhỏ hơn các mẹ có chiều cao khiêm tốn, do khoảng cách từ hông xuống mông rộng nên khi thai nhi lớn lên thì tử cung có xu hướng kéo dài ra chứ không phát triển đưa ra phía ngoài. Ngược lại nếu bạn thấp, bé thì không gian giữa hông và xương xườn cũng nhỏ vì vậy tử cung sẽ đẩy ra phía ngoài và bụng bầu nhìn sẽ to hơn.
Tử cung thay đổi ảnh hưởng đến ruột: Khi bạn mang thai, bên trong bụng mẹ không chỉ có em bé mà còn có cả nhau thai, nước ối và cả cơ quan nội tạng của mẹ nữa. Khi tử cung phát triển lớn hơn, ruột có thể được đẩy ra phía sau làm cho bụng bầu tròn và nhỏ gọn hơn. Tuy nhiên nếu ruột đước đẩy sang hai bên tử cung thì bụng mẹ sẽ lớn hơn rất nhiều.
Sự phát triển của thai nhi cần được căn cứ vào chiều cao, cân nặng của em bé theo từng tuần thai và chiều cao của tử cung theo tuổi thai. Để xác định xem thai nhi có bị suy dinh dưỡng không, bạn cần đi khám thai đầy đủ để bác sỹ đo lường những chỉ số này nhằm phát hiện kịp thời thai nhi có bị suy dinh dưỡng không nếu bụng bầu mẹ nhỏ.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn