Phụ nữ mang thai nên chăm sóc răng miệng như thế nào?

Khi mang thai, thai phụ nên khám răng định kỳ

Cách phòng một số bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ

Ngừa viêm phổi nhờ... khám răng miệng

Nguy cơ mắc bệnh răng miệng từ các hạt nhựa trong kem đánh răng

Các bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ

Tại sao bạn nên lo lắng khi mắc bệnh răng miệng?

Nguy cơ sinh non và nhẹ cân: Mẹ bị răng miệng khi mang thai có nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Những đứa trẻ được sinh ra cũng có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể trẻ còn có nguy cơ bị bại não, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...

Lây truyền sâu răng cho con: Các kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn sâu răng có thể truyền từ mẹ sang con ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ và là l‎ý do khiến cho bé dễ bị sâu răng hơn sau này.

Mẹ bầu bị bênh răng miệng dễ sinh non

Lưu ý chăm sóc răng miệng cho bà bầu 

Để chăm sóc răng miệng tốt, bà bầu cần lưu ý một số điều sau:

Đi khám răng sớm: Nếu bạn có kế hoạch mang thai, hoặc khi mới phát hiện có thai thì việc khám răng rất quan trọng. Nha sỹ sẽ cho bạn biết tình trạng sức khỏe răng miệng và chỉ cho bạn cách chăm sóc răng đúng nhằm hạn chế tình trạng sâu răng.

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa: Bạn không nên chỉ đánh răng vào buổi sáng, thay vào đó nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám. Ngoài đánh răng, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi đã đánh răng.

Bà bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

Khám răng định kỳ khi mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi nên bà bầu nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm các bệnh răng miệng.

Súc miệng thường xuyên: Nếu bạn bị ốm nghén và thường xuyên bị nôn, hãy súc miệng thật kỹ sau khi nôn để loại bỏ acid.

Có chế độ ăn uống lành mạnh: Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng, khi mang thai bà bầu nên ăn nhiều trái cây, rau củ và uống sữa.

Bà bầu nên ăn nhiều trái cây và rau củ

Nên hạn chế ăn đồ ngọt: Đồ ngọt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng và các bệnh răng miệng vì vậy bạn không nên ăn nhiều.

Uống đủ nước: Uống đủ nước không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai mà nó cũng tốt cho sức khỏe răng miệng. Uống đủ nước giúp loại bỏ vi khuẩn mảng bám ra khỏi khoang miệng và giữ cho răng lợi luôn khỏe mạnh.

Không tự dùng thuốc khi bị bệnh răng miệng: Khi bị đau răng hoặc chảy máu nướu răng, không được tự ý dùng thuốc. Bạn nên đến gặp bác sỹ nha khoa để được tư vấn cách điều trị phụ hợp.

Không nên chụp X - quang răng khi mang thai: Không nên chụp X - quang răng khi mang thai vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thai phụ cũng nên tránh sử dụng các liệu pháp điều trị bệnh răng miệng trong 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Thanh Tú H+ (Theo The Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt