Bà bầu có nên tiêm phòng uốn ván không?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu sẽ tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và bé

Bệnh uốn ván: Từ vết thương nhỏ tới mầm họa to!

Vaccine uốn ván có tác dụng phòng bệnh trong bao lâu?

Phòng bệnh uốn ván: Nên tiêm lại vaccine sau 10 năm

1 phút 1 trẻ chết vì uốn ván

Chào bạn!

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết độc tố thần kinh mạnh gây ra, là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh. 

Hiện nay, hầu hết phụ nữ mang thai đều chưa từng được tiêm vaccine phòng uốn ván, do đó cũng không có miễn dịch với bệnh. Vì thế, phụ nữ mang thai chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần được tiêm chủng để bảo vệ chính bà bầu và cả trẻ sơ sinh.

Dưới đây là quy định tiêm phòng uốn ván cụ thể:

Vaccine này được tiêm đủ 5 lần đối với phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tính từ thời điểm dậy thì: Liều 1 tiêm ở thời điểm dậy thì sớm nhất; Liều 2 tiêm tiêm sau 30 ngày so với liều 1; Liều 3 cách liều 2 khoảng 6 tháng hoặc khi có thai; Liều 4 cách liều 3 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo; Liều 5 cách liều 4 ít nhất 1 năm hoặc vào lần mang thai tiếp theo. Đối với thai phụ chưa từng tiêm vaccine thì gây miễn dịch cơ bản bằng 2 liều: Liều 1 được tiêm sau khi có thai càng sớm càng tốt và liều 2 tiêm trước khi sinh một tháng.

Với những thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu bạn đã tiêm mũi thứ 5 trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Bác sỹ Nguyễn Thị Tân Sinh – Nguyên Phó Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị