Phòng bệnh uốn ván: Nên tiêm lại vaccine sau 10 năm

Sau 10 năm kể từ lúc đã tiêm vaccine phòng bệnh uốn ván, người dân nên đi tiêm lại, nhất là nam giới làm công việc lao động chân tay

Thực phẩm lậu tuồn vào Việt Nam theo trăm ngàn cách

Uốn ván sơ sinh tấn công trẻ vùng sâu vùng xa

Tiêm vaccine sởi - rubella: Bé khỏe, mẹ vui!

Hơn 12 triệu trẻ em đã được tiêm vaccine Sởi - Rubella an toàn

Khi nào nên cho trẻ đi tiêm vaccine sởi?

BS. Nguyễn Trung Cấp - phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trước đây, uốn ván từng là căn bệnh phổ biến nhưng nay ít gặp hơn nhờ có vaccine phòng bệnh. Tuy nhiên, về bản chất, sự nguy hiểm của căn bệnh này vẫn chưa cho phép lơ là.

Uốn ván toàn thân là thể bệnh hay gặp nhất với dấu hiệu điển hình là toàn thân bị co cứng. Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím, có nguy cơ ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, là tự phát hoặc do kích thích dù rất nhẹ.

Uốn ván cục bộ ít gặp, biểu hiện chỉ giới hạn ở các cơ gần vết thương, đây là thể nhẹ, tiên lượng tốt. Tuy nhiên, uốn ván đầu là một hình thái hiếm gặp của uốn ván cục bộ và rất nguy hiểm, thường diễn ra sau chấn thương đầu hay nhiễm khuẩn tai. Các triệu chứng gồm: Cứng hàm, rối loạn chức năng một hoặc nhiều dây thần kinh sọ, thường gặp là dây số 7 với tỷ lệ tử vong cao.

Hiện tại, bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận các ca uốn ván nặng mà đối tượng mắc bệnh thuộc nhiều thành phần như học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, bộ đội… Đáng lưu ý là số người nhiễm bệnh có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, phổ biến nhất là nhóm nam giới và người lao động chân tay.

Lý giải điều này, bác sỹ cho biết, hầu hết các trường hợp nhập viện đều bị các vết thương do tai nạn sinh hoạt (cành tre đâm bàn chân, tay; Vết thương do mảnh sành, gạch, ngói, đinh, vít), sau đó họ tự xử trí bằng rửa nước và băng bó, không tiêm phòng uốn ván.

Dù đã được tiêm vaccine từ lúc còn nhỏ nhưng sau một thời gian dài (khoảng 10 năm), hiệu lực bảo vệ của vaccine sẽ giảm nên dễ mắc bệnh uốn ván. Do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm vaccine phòng bệnh sau 10 năm. Nếu chẳng may bị thương tích, cần lấy hết dị vật ở vết thương ra, sau đó nên đi tiêm ngay huyết thanh chứa kháng thể uốn ván và vaccine phòng uốn ván.

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí - không có oxy, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ, xuất hiện các cơn co giật.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin