Ngoài việc phòng chống bệnh tật, việc tiêm phòng sẽ bảo vệ các bé theo những cách đặc biệt khác nữa. Dưới đây là những tác dụng như thế:
Bảo vệ trẻ khỏi những bệnh không được di truyền miễn dịch từ mẹ
Trẻ sơ sinh có miễn dịch đối với nhiều bệnh vì chúng nhận được kháng thể từ mẹ. Tuy nhiên, thời gian có miễn dịch này có thể chỉ kéo dài 1 tháng cho tới 1 năm. Ngoài ra, trẻ nhỏ không có được miễn dịch của người mẹ đối với 1 số bệnh có vắc xin phòng, như bệnh ho gà.
Làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh
Vắc xin là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em. Trước khi vắc xin ra đời, các bệnh như bại liệt, sởi, rubella, bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu thường là các bệnh làm tổn hại đến trẻ em, và thật đáng buồn, đôi khi làm các bé tử vong. Việc tiêm chủng phòng ngừa cho con sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, hoặc nếu có nhiễm bệnh thì tình trạng bệnh của bé cũng không quá nặng như những trẻ chưa được tiêm phòng.
Bảo vệ cho cộng đồng
Tiêm chủng không chỉ giúp con khỏe mạnh mà còn giúp cho toàn bộ cộng đồng khỏe mạnh. Tiêm phòng cho từng cá nhân cũng góp phần bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, đặc biệt là cho những người không được miễn dịch, bao gồm trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin (ví dụ trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin Sởi nhưng có thể bị nhiễm vi rút Sởi), những người không được tiêm chủng do các nguyên nhân y tế (như trẻ bị bệnh bạch cầu), và những người không có đáp ứng đầy đủ đối với tiêm chủng. Nhờ đó những người được tiêm vắc xin không có đáp ứng miễn dịch cũng được bảo vệ. Hơn nữa, những người bị ốm sẽ ít có khả năng phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh có thể lan truyền qua những trẻ chưa được tiêm vắc xin. Tiêm chủng cũng làm chậm lại hoặc chặn đứng các vụ dịch.
Bảo vệ cho tương lai
Tin hay không tùy bạn, bởi việc tiêm chủng cho con đồng nghĩa với việc giúp bảo vệ con cháu của chính bạn. Việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh sẽ giúp chúng ta lập kế hoạch trước cho một tương lai khỏe mạnh!
Tác dụng phụ và lợi ích của vắc xin
Các vắc xin thực sự rất an toàn. Hầu hết các phản ứng phụ của vắc xin đều nhẹ, xảy ra tạm thời, như sưng chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ. Những phản ứng này có thể được điều chỉnh bằng cách cho uống paracetamol sau khi tiêm chủng. Các phản ứng nặng hơn thường rất hiếm xảy ra (khoảng 1/1000 tới 1/1000.000 liều), và một số phản ứng khác thì hiếm tới mức không đánh giá chính xác được tỷ lệ nguy cơ.
Thực tế một đứa trẻ có thể phải chịu tác hại nặng nề do bệnh tật nhiều hơn rất nhiều so với do vắc xin. Trong khi chỉ một trường hợp tổn thương nặng hoặc tử vong do vắc xin đã là quá nhiều, thì rõ ràng giá trị lợi ích của vắc xin vượt xa nguy cơ tại biến, và sẽ có rất rất nhiều trường hợp bị mắc bệnh hoặc chết nếu không tiêm phòng.
Những thao tác an toàn khi đưa con đi tiêm phòng mẹ nên biết
- Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật. Hút vắc xin xong tiêm ngay, không hút sẵn vắc xin vào nhiều bơm kim tiêm.
- Không lưu kim tiêm cắm trong lọ vắc xin.
- Thực hiện đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về việc sử dụng, bảo quản vắc xin.
- Thực hiện pha hồi chỉnh vắc xin đúng:
+ Dùng đúng dung môi pha hồi chỉnh cho mỗi lọ vắc xin bằng cách kiểm tra lọ vắc xin cũng như dung môi có cùng 1 nhà sản xuất hay không.
+ Khi pha hồi chỉnh, cả lọ dung môi và vắc xin cùng ở nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C.
+ Sử dụng 1 bơm kim tiêm cho mỗi lần pha hồi chỉnh. Hút tất cả lượng dung môi có trong lọ. Sau khi sử dụng, cho ngay bơm kim tiêm vào hộp an toàn.
+ Những vắc xin đã pha hồi chỉnh, sau khi kết thúc buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ, đều phải huỷ bỏ.
+ Sử dụng 1 bơm kim tiêm cho mỗi trẻ, tốt nhất là bơm kim tiêm tự khoá.
- Kiểm tra bao gói cẩn thận. Loại bỏ kim tiêm hoặc bơm tiêm nếu bao gói bị rách, thủng hoặc nghi ngờ hỏng, sử dụng không an toàn.
- Không được chạm tay vào bất cứ bộ phần nào của kim tiêm. Loại bỏ kim tiêm nếu như nó tiếp xúc với bất kỳ bề mặt không vô khuẩn nào.
- Giữ chặt trẻ. Lường trước những cử động đột ngột trong và sau khi tiêm.
Bình luận của bạn