Bệnh trĩ có thể chữa khỏi!

Chị Nguyễn Thị Hiền được cha đẻ truyền lại bài thuốc quý

Gặp bà lang có tài chữa bệnh nức tiếng xứ Lạng

Người có bài thuốc “máu” bí truyền, kích thích mang thai nhanh

Bà lang mù nức tiếng nhờ 40 năm mày mò học cách cứu em gái bệnh tật

Gặp "Thần y" chữa xương khớp tại gia

Người khắp nơi tìm về bốc thuốc

Ngôi nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Hiền nằm sâu trong xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dù đường rất khó tìm nhưng tiếng lành đồn xa nên nhiều người ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ… vẫn tìm đến nhà chị để chữa bệnh.

Chính vì thế, cuộc trò chuyện của PV Health+ với chị Hiền liên tục bị ngắt quãng vì có người đến bốc thuốc và những cuộc điện thoại của bệnh nhân. Có nhiều người bệnh ở TP.HCM, Bến Tre, Đồng Tháp… không đến gặp trực tiếp mà đành nhờ chị Hiền “khám” qua điện thoại. Sau đó, những thang thuốc quý sẽ đến tay người bệnh qua đường bưu điện.

Khi PV đến, chị Hiền đang bận rộn bốc thuốc cho bệnh nhân

Chị Hiền chia sẻ: “Trĩ là một bệnh về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Nhiều người uống thuốc Tây y bị nóng và không có hiệu quả nên tìm đến thuốc Đông y”.

Chị L.T.K.T (Việt Trì, Phú Thọ) đến bốc thuốc trị táo bón và trĩ tại nhà chị Hiền. Chị L.T.K.T lấy thuốc cho cả gia đình bao gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ. Chị L.T.K.T cho biết: “Tôi uống thuốc của "thầy" Hiền thì thấy người nhẹ nhõm, đi ngoài không còn tình trạng đau nhiều như trước. Chồng và 2 con tôi thì chưa uống nên chưa kết luận được công dụng”.

Chị L.T.K.T bị trĩ ngoại, đang được chị Hiền khám bệnh, tư vấn

Anh N.X.Q (Hà Đông, Hà Nội) bị trĩ  đã uống thuốc của chị Hiền và thấy phát huy công dụng tương đối rõ. Anh Q. cho biết: “Sau khi uống thuốc của chị Hiền, tôi thấy đỡ đi khá nhiều, ít đau rát hơn và không bị sưng thêm nữa”. 

Không chỉ có người bệnh mà mọi người trong gia đình nhà chị Hiền đều uống thuốc của chị. Bản thân chồng chị là người có cơ địa nóng, thường phát sinh các triệu chứng bất ổn về đường tiêu hóa nhưng chỉ dùng thuốc chị sắc uống là cơ thể khỏe mạnh, dễ chịu, không cần uống thêm thuốc khác.

Khi thầy lang là bác sỹ

Nhiều người bệnh đến nhà chị Hiền bốc thuốc cũng không hề biết chị còn là bác sỹ Đông y (Chị Hiền đã tốt nghiệp trường Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức.

Khác hẳn những thầy lang có bài thuốc gia truyền khác, chị Hiền không chỉ hiểu về bài thuốc của mình mà còn hiểu cặn kẽ về căn nguyên đến quá trình phát sinh, phát triển của bệnh.

Chị Hiền chia sẻ: “Nhiều người bảo tôi liều, sao đang chữa trĩ lại chuyển sang chữa gan. Người bệnh thì chỉ biết đau đâu chữa đấy nhưng cơ thể con người không phải như cái xe máy mà hỏng bô thì thay bô. Cơ thể con người là một thể thống nhất, các bộ phận trong cơ thể có sự liên quan mật thiết với nhau. Tác động đến chính căn nguyên gây bệnh mới là phương thức điều trị mà Đông y hướng tới”.

Chị Hiền xem giấy xét nghiệm để điều trị cho anh B.Q.Q bị xơ gan

Ví dụ, người bị xơ gan nặng thường bị trĩ, chị Hiền giải thích. Nguyên nhân là do gan (kết hợp với mật) tạo ra những dịch tiêu hóa để đổ vào dạ dày. Khi chức năng gan suy giảm, dịch tiêu hóa kém chất lượng hoặc số lượng nên thức ăn không được tiêu hóa hết, dẫn đến tình trạng “phân sống”. Khi người bị nóng, phân sẽ rắn lại, cào vào hậu môn gây sưng tấy, nhiễm trùng nên sẽ bị trĩ. Chị Hiền còn cho biết, gần như 100% người bị đại tràng đều bị trĩ và tất cả những người bị ung thư phải truyền hóa chất đều bị xơ gan.

Theo chị Hiền: "Cơ thể con người là một thể thống nhất có các bộ phận liên quan mật thiết đến nhau. Bệnh có thể biểu hiện ở bộ phận này nhưng nguyên nhân phát sinh lại xuất phát từ bộ phận khác. Bản chất của chữa trị Đông y là tìm ra căn nguyên sâu xa của bệnh, điều trị tận gốc và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát". 

Trong khi khám bệnh, chị Hiền thường dựa trên các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân tại bệnh viện và giải thích chi tiết cho người bệnh hiểu về tình hình sức khỏe của họ cũng như hướng điều trị thế nào.

Những kiến thức khoa học đã giúp chị Hiền hiểu được tính chất, chức năng của từng vị thuốc trong bài thuốc gia truyền của gia đình, từ đó có thể thêm bớt các vị thuốc, liều lượng thuốc cho phù hợp với bệnh lý của từng bệnh nhân, điều trị có lộ trình và không gây tái phát.

Như trường hợp của anh N.T.T (45 tuổi, ở Vĩnh Phúc) bị trào ngược dạ dày - thực quản, uống thuốc tây nhiều gây nóng nên bị trĩ, đi ngoài ra máu tươi. Chị Hiền khuyên anh T nên bốc thuốc chữa bệnh trĩ trước để giảm bớt đau nhức, bất tiện, còn trào ngược dạ dày - thực quản thì cần uống thuốc, điều trị lâu dài. Với trường hợp bệnh nhân này, chị Hiền bốc thuốc không có vị Hồng đào (một trong những vị thuốc trị bệnh trĩ chị Hiền thường dùng) mà chỉ có một số vị như Tạo giác, Nhọ nồi, Hòe hoa, Sâm kỳ…

Anh N.T.T bị đi ngoài ra máu tươi, đau buốt

Từng chữa khỏi cho hàng trăm người bệnh trong huyện ngoài tỉnh, chị Hiền không nhớ hết những cuộc gọi cảm ơn và những lần người bệnh đến thăm nhà. Tuy nhiên, có một lần duy nhất làm chị Hiền “bó tay”, đó là trường hợp của nhà sư Thích Đàm Lan (ở Hà Nội). Sư Lan bị trào ngược dạ dày - thực quản rất nặng, uống 5 thang thuốc của chị Hiền nhưng không đỡ. Sau nhiều ngày suy nghĩ, chị Hiền quyết định gửi lại sư Lan tiền và mong sư thông cảm vì tình trạng bệnh đã nằm ngoài khả năng của chị. Đối với chị Hiền “đó là một điều khiến chị trăn trở bao ngày và có lẽ cả đời này sẽ không thể quên”.

Chị Hiền đang cắt vị thuốc Đại hoàng có công dụng trị táo bón

Trong khoảng thời gian trò chuyện với chúng tôi, chị Hiền vẫn tất bật tiếp đón và chuẩn bị thuốc cho người bệnh vì "người ta ở xa đến nên không thể họ đợi lâu". Ngồi ở ghế chờ lấy thuốc, những người xa lạ đến từ khắp mọi nơi chia sẻ với nhau về tình trạng bệnh tình của mình. Họ nhìn nhau rồi lại nhìn vào dáng chị Hiền đang tỉ mỉ gói từng thang thuốc trong nhà. Một chị ghé tai tôi: "Tôi chữa mấy nơi rồi mà vẫn như không, giờ mới biết chỗ này, mong là sẽ có khỏi".

Chiều muộn, chị Hiền tiễn chúng tôi ra về. Chị nói vui: "Tôi bốc thuốc nhiều và cảm thấy đây là một việc rất thú vị. Trăm người thì trăm biểu hiện bệnh khác nhau, người ta uống thuốc này thì ra thế này, uống thuốc khác lại cho một kết quả khác làm cho mình luôn hào hứng tìm tòi, từ đó tự rút ra kinh nghiệm quý báu cho bản thân mà không có sách y học nào dạy cả".

H.Thanh - V.Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội