Sẽ nhân rộng mô hình bác sỹ gia đình tại Việt Nam
Bác sỹ gia đình: Vì sao vẫn chỉ dậm chân tại chỗ?
Bác sỹ gia đình phát hiện hàng trăm nghìn ca bệnh tật
Bác sỹ gia đình phải có thêm văn bằng chuyên khoa
Cảnh giác với "bác sỹ giả"
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, mô hình bác sỹ gia đình đã được Bộ Y tế triển khai thí điểm tại 8 tỉnh và đã ban hành thông tư thực hiện thí điểm. Sắp tới, Bộ sẽ sơ kết chương trình thí điểm để triển khai nhân rộng phát triển mô hình hiện nay và mô hình hội nhập với quốc tế. Theo đó, mô hình bác sỹ gia đình sẽ triển khai với các phòng khám của các bệnh viện huyện, thậm chí đến bệnh viện tỉnh, ở cả trạm y tế xã, phường cũng như phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân.
Đồng thời, tuyên truyền cho người dân có lối sống lành mạnh, khám và chữa bệnh có gắn với bảo hiểm y tế. Sau này có thể trang bị hệ thống có thể thu nhận bệnh phẩm, chẩn đoán bằng phòng xét nghiệm cho các bệnh nhân đến khám mà không cần phải đi xa; Có thể chuyển viện với các bệnh viện tuyến trên và quan trọng nữa là ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin kết nối các thông tin của bệnh nhân tại phòng khám bác sỹ gia đình với bảo hiểm y tế và với các bệnh viện tuyến trên.
Bộ Trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, bác sỹ gia đình không có nghĩa là sẽ đến tận nhà để khám bệnh và cũng tùy theo trường hợp cụ thể. Bác sỹ gia đình phải là những bác sỹ đa khoa, sau đó được đào tạo định hướng theo bác sỹ gia đình. Nghĩa là bác sỹ gia đình phải được đào tạo toàn diện, hiểu biết tất cả các lĩnh vực của bệnh tật để tiếp cận, hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như điều trị các bệnh thông thường và trong những trường hợp nặng thì mới phải chuyển lên tuyến trên.
Mạng lưới bác sỹ gia đình rất phát triển ở nhiều nước nhưng ở Việt Nam thì mô hình này chưa phát triển nhiều. Tuy nhiên, mô hình này sẽ giúp người dân tiếp cận với bác sỹ gia đình đầu tiên mà chưa cần phải chuyển lên tuyến trên, giúp tiết kiệm thời gian cũng như giảm quá tải cho tuyến trên không cần thiết.
Bình luận của bạn