Bác sỹ gia đình đang được triển khai thí điểm tại 8 tỉnh
Nha khoa: 1 bác sỹ chăm sóc 50.000 dân
Bác sỹ “vườn” tưởng cứu người hóa hại dân
Táo Bác sỹ đòi phong bì Ngọc Hoàng (P2)
Nhiều bác sỹ là… “tội phạm” (?!)
Chuẩn năng lực bác sỹ đa khoa có 65 tiêu chí
Cụ thể, đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình từ ngày 1/1/2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sỹ đa khoa và một trong các văn bằng chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ về y học gia đình hoặc chứng chỉ đào tạo định hướng chuyên khoa y học gia đình được cấp tại Việt Nam hoặc công nhận tại Việt Nam.
Và trong quá trình khám bênh, chữa bệnh thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành y học gia đình có thời gian 18 tháng liên tục trở lên tại bệnh viện đa khoa.
Đối với người có bằng bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo. Bản sao có chứng thực bằng bác sỹ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định hướng chuyên khoa y học gia đình được coi là giấy xác nhận thời gian thực hành. Riêng người có chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì ngoài thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo, phải có thêm giấy xác nhận thời gian thực hành liên tục để bảo đảm đủ 18 tháng.
Bác sỹ gia đình sẽ hoạt động trên nguyên tắc chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, lồng ghép, phối hợp, dự phòng, hướng tới gia đình và cộng đồng. Đồng thời, xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
Bình luận của bạn