Bác sỹ gia đình: Vì sao vẫn chỉ dậm chân tại chỗ?

Cần những chính sách mở cửa để bác sỹ gia đình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bác sỹ gia đình phát hiện hàng trăm nghìn ca bệnh tật

Bác sỹ gia đình phải có thêm văn bằng chuyên khoa

"Trảm" bác sỹ "tiếp tay" cho lựa chọn giới tính

Bác sỹ bỏ quên điện thoại trong bụng sản phụ

Bệnh nhân chưa hiểu về bác sỹ gia đình

Hiện nay, ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam đã hình thành những trung tâm được gọi là “bác sỹ gia đình”, được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, phục vụ theo yêu cầu của bệnh nhân. Tuy nhiên, y học định nghĩa về “bác sỹ gia đình” lại hoàn toàn khác. 

Nhiều bệnh nhân vẫn còn mơ hồ với bác sỹ gia đình

Theo PGS.TS.BS Phạm Lê An - Trưởng Trung tâm Đào tạo Bác sỹ gia đình, Đại học Y Dược TP.HCM: "Chữa bệnh tại nhà chỉ là một hoạt động rất nhỏ của mô hình bác sỹ gia đình. Bác sỹ gia đình là người có định hướng dự phòng bệnh thông qua khám tầm soát, theo dõi suốt đời các vấn đề sức khỏe thông thường cho mọi lứa tuổi của các thành viên trong gia đình. Các dịch vụ này do bác sỹ chuyên khoa y học gia đình đảm nhận. Bác sỹ gia đình là cầu nối giữa người bệnh và bệnh viện khi cần điều trị nội trú. 

Tháng 3/2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa  y học gia đình. Hiện có sáu trường đại học y dược có trung tâm đào tạo bác sỹ gia đình.

Anh Trần Quang Đạt (Khương Thượng – Hà Nội) cho biết: “Theo tôi nghĩ bác sỹ gia đình là người đến nhà khám bệnh. Con trai tôi thường xuyên khám bệnh với bác sỹ Giang ở bệnh viện Xanh Pôn. Mỗi lần hai vợ chồng có việc bận thì bác sỹ Giang đều đến tận nhà. Từ khi con tôi còn bé đến bây giờ khi bé đã được hơn 3 tuổi, mỗi lần ốm gia đình đều gọi bác sỹ Giang".

Không chỉ anh Đạt mà nhiều người vẫn chưa hiểu chính xác khái niệm bác sỹ gia đình. Theo khảo sát của phóng viên, có đến 90% người được hỏi đều chỉ nghĩ bác sỹ gia đình là những bác sỹ đến tận nhà để khám và chữa bệnh cho bệnh nhân.

Thiếu chính sách phát triển mô hình bác sỹ gia đình

Mô hình bác sỹ gia đình ở nước ta cho đến nay vẫn được coi là mô hình mới, chưa được quan tâm đầu tư tương xứng, chưa có chức danh bác sỹ gia đình ở các cơ sở y tế và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, Việt Nam đang phải dối diện với gánh nặng bệnh tật kép; Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao; Những bệnh không lây nhiễm, tai nạn thương tích gia tăng. Tình trạng quá tải ở bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến Trung ương diễn ra khá gay gắt. Thêm vào đó, việc quản lý quản lý sức khỏe cộng đồng của bác sỹ gia đình đến nay gần như là con số không. Bác sỹ gia đình chưa có cơ chế chính sách rõ ràng, một bác sỹ gia đình được quản lý bao nhiêu bệnh nhân bảo hiểm y tế, thực hiện khám chữa cho bao nhiêu người bệnh cũng chưa được chỉ rõ.

Theo phân tích của ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Y tế): "Bác sỹ gia đình tại Việt Nam phát triển ì ạch là do còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến cơ chế chính sách. Chính nhận thức của các nhà lãnh đạo còn chưa hiểu một cách đúng đắn về bác sỹ gia đình nên chưa coi trọng phát triển mô hình này dẫn tới thiếu những chính sách mở, đầu tư trang thiết bị và nhân lực chưa tương xứng với nhu cầu phát triển. Để phát triển mô hình bác sỹ gia đình trong thời gian tới, nhà nước, Bộ Y tế cần sửa đổi, bổ sung thể chế hóa các chính sách đối với bác sỹ gia đình để mô hình này trở thành mũi nhọn tiên phong trong việc phòng và điều trị bệnh cho nhân dân”.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin