Sergio Canavero - vị bác sỹ Italia tự tin ghép được đầu người vào năm 2017
Phẫu thuật miễn phí trẻ hở hàm ếch vào tháng 3
Thủ tướng Singapore phẫu thuật bằng robot
Phẫu thuật cắt bớt vì súng to như đại bác!
Khi nào cần phẫu thuật trĩ?
Bất chấp sự nghi ngờ và phản kháng của nhiều người, vị bác sỹ này tự tin rằng mình sẽ thực hiện thành công ca cấy ghép đầu đầu tiên trên thế giới trong hai năm tới.
Hãng tin Sky News dẫn lời ông Canavero: "Anh em nhà Wright cho cất cánh chiếc máy bay đầu tiên của họ khi tất cả các chuyên gia trên thế giới cho rằng điều đó là không thể. Giờ đây chúng tôi nghĩ mình có trong tay các giải pháp kỹ thuật và ghép đầu là chuyện khả thi. Tôi đã nghiên cứu dự án này 30 năm và công nghệ giờ đã sẵn sàng".
Ý tưởng dùng phẫu thuật để kéo dài cuộc sống của những người bị thoái hóa cơ và hệ thần kinh hoặc đang trong giai đoạn ung thư nặng được TS. Canavero giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2013. Ông cho rằng trong vòng một năm, người được cấy ghép đầu có thể nói cùng một giọng (như chiếc đầu cũ) và đi lại bình thường.
Phương pháp phẫu thuật ghép đầu người được công bố trên Tạp chí Giải phẫu thần kinh thế giới (Surgical Neurology International) hồi đầu tháng 2/2015. Canavaro hiện đang lên kế hoạch thông báo dự án của mình tại Hội nghị thường niên của Viện Bác sỹ Ngoại khoa chỉnh hình và Thần kinh Hoa Kỳ vào tháng 6 năm nay tại Annapolis (Maryland, Mỹ).
Sergio Canavero trong buổi trình bày ý tưởng ghép đầu người
Một ca phẫu thuật ghép đầu sẽ diễn ra như sau: Đầu của người nhận và cơ thể người hiến sẽ được làm lạnh để các tế bào có thể sống trong một khoảng thời gian mà không cần oxy. Sau đó người ta bóc tách phần mô xung quanh cổ, còn các mạch máu lớn được nối vào các ống nhỏ để duy trì trước khi tủy sống của mỗi cơ thể bị cắt ra.
Tiếp theo, đầu người nhận chuyển vào cơ thể người cho và hai đoạn cuối tủy sống được “đấu nối” lại với nhau. Để làm được điều này, Canavero dự định sử dụng một chất hóa học gọi là polyethylene glycol để tẩy rửa các bề mặt. Giống như nước nóng làm cho spaghetti khô dính lại với nhau, ở đây polyethylene glycol làm cho mỡ trong màng tế bào kết dính lại.
Tiếp theo, các cơ bắp được "may" lại, máu được bổ sung vào cho vừa đủ và người nhận được giữ hôn mê trong 3 – 4 tuần để họ không cử động. Trong lúc này, việc kích thích điện cho tủy sống vẫn diễn ra đều đặn nhờ các điện cực ghép vào, bởi theo nghiên cứu điều này giúp cho việc kết nối các dây thần kinh mới được tốt hơn. Khi người nhận đầu thức dậy, họ có thể cử động và cảm nhận được cử động của khuôn mặt. Trong một năm sau đó, nhờ vật lý trị liệu, người nhận dần dà phục hồi và đi đứng trở lại như thường.
Canavero từng ước tính chi phí cho ca phẫu thuật tiên phong khoảng 12 triệu USD. Người nhận "hoàn hảo" là người trẻ, có bộ não khỏe mạnh, mắc bệnh loạn dưỡng cơ hoặc rối loạn chuyển hóa.
Mặc dù đưa ra một viễn cảnh khá sáng sủa, nhưng ý tưởng ghép đầu của Canavero vấp phải sự nghi ngờ của nhiều người.
Richard Borgens - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bại liệt - Đại học Purdue (Mỹ) cho rằng: “Không có bằng chứng cho thấy việc kết nối tủy sống và não dẫn đến việc phục hồi tri giác và vận động sau khi ghép”.
Tuy nhiên, Canavero tin rằng nếu polyethylene glycol không có tác dụng, ông sẽ bơm tế bào gốc hoặc tế bào khứu giác OEC (olfactory ensheathing cells – tế bào tự tái sinh có thể kết nối niêm mạc của mũi đến não) vào trong tủy sống. Canavero tin rằng cách tiếp cận này đơn giản nhất và ít gây tổn thương mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này.
Bình luận của bạn