Hay có vết bầm tím trên da là bị làm sao?
Vết bầm tím trên da mãi không khỏi là bị làm sao?
8 cách tự nhiên giúp chữa lành vết bầm tím trên cơ thể
Vết bầm tím bất thường ở người cao tuổi có nguy hiểm không?
Nên thận trọng với những vết bầm tím trên da
Marilyn Swanson - chuyên gia dinh dưỡng tại babycenter – trang web chuyên tư vấn và hỗ trợ việc mang thai và nuôi dạy con, trả lời:
Nếu con bạn khỏe mạnh và tăng cân đều, rất khó có khả năng thiếu vitamin gây ra các vết bầm tím của bé.
Trẻ nhỏ ăn một chế độ ăn uống lành mạnh ít khi bị thiếu vitamin. Thiếu vitamin thường xảy ra ở những người mắc bệnh lý lâu dài gây cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng (như tiêu chảy mạn tính) hoặc những người đang được điều trị kháng sinh lâu dài.
Ở trẻ em, da là phần dễ bị thương nhất trên cơ thể, đặc biệt là xuất hiện các vết bầm tím. Khi trẻ hoạt động nhiều hơn, có khả năng chúng sẽ bị bầm tím, đặc biệt là trên cằm, trán, cánh tay do ngã, va đập.
Những vết bầm tím có thể xuất hiện ở những nơi không điển hình như cánh tay, thân, đùi, mặt, tai, cổ và mông (những vết thương này làm tăng nghi ngờ chấn thương có chủ ý). Nếu bạn có lý do để nghi ngờ con của bạn bị thương do người chăm sóc gây ra, hãy can thiệp ngay.
Tuy vậy, hãy nhớ rằng, một số trẻ dễ bị bầm tím hơn những trẻ khác, và khi trẻ hiếu động, xuất hiện vết bầm tím là không thể tránh khỏi. Thực tế thì, hầu hết các vết bầm tím không bao giờ được phát hiện.
Nếu bạn nghĩ bé dễ bị bầm, hãy đưa bé đi khám. Một số chất bổ sung vitamin có thể không phải là câu trả lời, nhưng có thể giải tỏa mối quan tâm của bạn, và giúp bạn hiểu được điều gì đang xảy ra với bé con của mình.
Bình luận của bạn